Trẻ bị nóng đầu: Đừng chủ quan và xem thường

Nóng đầu là một trong những biểu hiện rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đó có thể là phản ứng sinh lý của cơ thể trước yếu tố môi trường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Vậy mẹ cần hiểu như thế nào về tình trạng nóng đầu ở trẻ và mẹ nên làm gì khi trẻ bị nóng đầu? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

1. Một số trường hợp trẻ bị nóng đầu

Nóng đầu là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, vậy mẹ có biết tại sao trẻ lại bị nóng đầu không?

Để hiểu được nguyên nhân tại sao, trước tiên cùng tìm hiểu về quá trình điều nhiệt ở trẻ nhỏ mẹ nhé!

Trẻ bị nóng đầu

Cơ thể trẻ ổn định thân nhiệt nhờ sự cân bằng giữa 2 quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt.

Nhiệt lượng tạo ra chủ yếu do quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và hoạt động của hệ cơ.

Còn quá trình thải nhiệt chủ yếu do quá trình bức xạ đối lưu, bốc hơi và truyền nhiệt, trong đó thải nhiệt qua bốc hơi (mồ hôi, hơi thở…) nhanh và mạnh hơn. Trung tâm điều nhiệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Ở trẻ nhỏ, trung tâm điều nhiệt này chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn hơn do với người lớn, vì vậy dễ mất nhiệt, dễ tăng thân nhiệt hơn qua tiếp xúc và hoạt động vui chơi.

Ngoài ra, trẻ em luôn hoạt động vận cơ nên khả năng sinh nhiệt sẽ nhiều hơn.

Mặt khác, trẻ cũng dễ có những rối loạn về nội tiết, thần kinh cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.

Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt

Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt, thực chất là do một nguyên nhân nào đó mà nhiệt độ của trẻ tăng lên trên mức bình thường nhưng chưa đạt đến ngưỡng sốt.

Ví dụ môi trường nóng làm trẻ tăng quá trình thải nhiệt, vì thế khi mẹ kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường có cảm giác trẻ nóng hơn bình thường.

Ngoài ra, khi trẻ vận động nhiều cũng làm tăng quá trình thải nhiệt khiến thân nhiệt trẻ tăng, hoặc khi trẻ mọc răng, trẻ cũng có thể bị nóng đầu.

Tuy nhiên mẹ không nên lo lắng quá vì thực chất đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.

Trường hợp trẻ bị nhiễm vi khuẩn hay virus khi thời tiết giao mùa, đặc biệt vào mùa đông hay khi độ ẩm không khí tăng cao thì nóng đầu ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu khởi phát cơn sốt.

Như đã biết, sốt là phản ứng của hệ miễn dịch trước các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Dưới sự kích hoạt của các tác nhân lạ, hàng loạt các chất gây sốt nội sinh được sản xuất, chúng tác động lên trung tâm điều nhiệt và làm thay đổi điểm đặt nhiệt ở trẻ,  điều đó khiến nhân nhiệt trẻ tăng lên dần và chạm ngưỡng sốt.

Trẻ bị nóng đầu chân tay mát

Trẻ bị nóng đầu chân tay mát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố nhiệt độ môi trường, phản ứng của cơ thể trẻ trước tác nhân gây bệnh…

Thông thường khi môi trường lạnh, để ổn định nhiệt độ cơ thể, các mạch máu ngoại vi thường có xu hướng co lại.

Mục đích của việc co mạch là giảm thiểu lưu thông máu tới các chi và vùng ngoại vi, hạn chế mất nhiệt. Chính điều đó gây ra tình trạng chân tay lạnh, đây cũng là phản ứng hoàn toàn bình thường ở trẻ.

Nhưng đôi khi trẻ nóng đầu chân tay mát lại phản ánh một bệnh lý nào đó gây tình trạng tăng thân nhiệt.

Bệnh lý này làm thay đổi điểm đặt nhiệt của trung tâm điều nhiệt ở hành não và cơ thể phản ứng lại bằng cách thu nhiệt ngoại vi, mục đích chính là làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên bằng nhiệt độ trung tâm điều nhiệt.

Tình trạng thu nhiệt bằng cách co mạch máu ngoại vi khiến chân tay của trẻ lạnh đi. Do đó trẻ mặc dù tăng thân nhiệt nhưng vẫn cảm thấy lạnh.

Có rất nhiều tác nhân gây tình trạng bệnh lý ở trẻ, điển hình chính là virus, các vi khuẩn gram âm…

Trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh của trẻ, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ bị nóng đầu chân tay nóng

Cũng có nhiều trường hợp trẻ nóng đầu nhưng chân tay nóng. Tình trạng này có thể bắt gặp trong một số trường hợp thay đổi nhiệt độ môi trường hoặc tăng hoạt động ở trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể trẻ sẽ tăng thải nhiệt bằng cách giãn, tăng cường lưu thông máu vùng ngoại vi làm cho chân tay trẻ thường nóng và hồng hào hơn.

Ngoài ra trẻ vận động cơ nhiều cũng dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể giải thích do khi trẻ vận động cơ, quá trình đốt cháy năng lượng diễn ra mạnh mẽ, sản sinh ra một lượng nhiệt lớn làm cơ thể trẻ nóng lên.

Tuy nhiên trẻ bị nóng đầu chân tay nóng còn bắt gặp trong trường hợp trẻ sốt cao, toàn thân trẻ nóng lên do phản ứng thải nhiệt của cơ thể, giúp điều chỉnh điểm đặt nhiệt của trung tâm điều nhiệt ở hành não.

Nguồn tham khảo: Thermoregulation and age

2. Hướng dẫn cách giảm nóng đầu cho trẻ

Khi trẻ nóng đầu, mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.

Trường hợp trẻ nóng đầu chân tay nóng do nhiệt độ môi trường hay do trẻ vận động nhiều, mẹ chỉ cần cho trẻ mặc đồ thoáng, nhẹ nhàng, nằm nơi thoáng mát là thân nhiệt trẻ sẽ tự giảm.

Còn trường hợp trẻ nóng đầu có hiện tượng tăng nhiệt độ tới ngưỡng sốt (khi trẻ nhiễm virus, vi khuẩn, sau tiêm vacxin…) mẹ nên dùng khăn hạ sốt thảo dược hoặc khăn ấm lau chườm toàn thân cho trẻ.

Đặc biệt, mẹ chú ý lau chườm ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt, bổ sung thêm nước, điện giải.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ).

Hiện nay trên thị trường có loại khăn hạ sốt được các mẹ ưa chuộng bởi tác dụng giảm nhiệt tốt và tính an toàn cao đó là khăn hạ sốt Dr.Papie.

Khăn hạ sốt dr.papie 3mo+
Khăn hạ sốt Dr.Papie 3mo+

Khăn hạ sốt Dr.Papie giúp trẻ hạ nhiệt, giảm sốt nhanh cả khi bé nóng đầu và khi trẻ sốt nhẹ hay sốt cao. Tuy nhiên, mẹ chú ý khi trẻ sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp lau chườm bằng khăn thảo dược để hạ sốt nhanh hơn và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khi sốt cao.

Một số dạng thuốc hạ sốt trên thị trường mẹ có thể tham khảo

  • Dạng viên đạn
  • Dạng gói bột, gói cốm
  • Dạng siro
  • Dạng hỗn dịch
  • Dạng viên nén

Bên cạnh đó, mẹ nhớ bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

>> Xem thêm:

Thuốc hạ sốt cho trẻ: Hãy lựa chọn sáng suốt và an toàn

Trẻ bị nóng đầu có tắm được không?

Trường hợp trẻ nóng đầu mẹ hoàn toàn có thể tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và chú ý không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng, do da trẻ còn non nên khá nhạy cảm với nhiệt độ.

Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp các mạch máu ngoại vi giãn nở, nhiệt thoát ra ngoài, trẻ nhanh hạ nhiệt.

Ngoài ra mẹ nên cho thêm vào nước tắm của trẻ các loại nước tắm thảo dược hoặc tinh dầu, có tác dụng giãn mạch, sát khuẩn.

Trẻ bị nóng đầu có tắm không

3. Trẻ bị nóng đầu khi nào cần đi khám?

Trẻ nóng đầu khi nào cần đi khám?” là câu hỏi mà phần lớn các mẹ quan tâm.

Thông thường nếu nóng đầu do sinh lý thì trẻ thường tự khỏi và sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên cha mẹ nên theo dõi sát tình trạng của trẻ khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau thì nên đi khám để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh của trẻ, điều trị và hạn chế biến chứng

  • Trẻ sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, đầu nóng, chân tay nóng ran, đôi khi xuất hiện nhiều cơn con giật liên tục.
  • Trẻ nóng đầu, chân tay lạnh toát, thâm tím, rét run.
  • Trẻ nóng đầu, quấy khóc, bỏ ăn không rõ nguyên nhân.

Mặc dù trẻ bị nóng đầu phần lớn là phản ứng sinh lý của cơ thể mà trẻ nào cũng gặp phải. Nhưng không phải vì vậy là mẹ được phép chủ quan vì đôi khi đó lại là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ.

Ngoài ra mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử trí kịp thời trước mọi diễn biến thay đổi thân nhiệt ở trẻ, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

76 thoughts on “Trẻ bị nóng đầu: Đừng chủ quan và xem thường

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline 0911225336 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé. Cảm ơn bạn!

    • Avatar
      Nguyễn Đan says:

      Đúng là có rất nhiều kiểu nóng đầu, nên e rất thích đọc những bài báo như thế này để có thêm những kiến thức chăm con. Cảm ơn các dược sĩ đã chia sẻ.

  1. Avatar
    Mai nga says:

    Rất nhiều nguyên nhân trẻ bị nóng đầu mà mình không biết, đọc xong bài viết này mình sẽ chú ý hơn để theo dõi và chắm sóc con khi ốm, và mua thuốc và khăn lau hạ sốt dr papie trữ sẵn trong nhà.

  2. Avatar
    Hoa ha says:

    Bé nhà mình đôi khi cũng hay bị nóng đầu, đọc bài viết này mình có thêm.nhiều kiến thức chăm con. Nhà mình cũng trữ sẵn khăn lau hạ sốt dr papie nên cũng ko lo lắng nhiều

  3. Avatar
    Minh phương says:

    Con mình trc bị ốm sốt cái mình hay cho uống thuốc hạ sốt sau dần nó bị nhờn thuốc suýt thì toi nghĩ mà hoảng sau biết cái khăn hsot dr.papie này hay nên từ đó giờ chỉ dùng mỗi loại này hạ sốt cho con thôi

  4. Avatar
    Nguyễn thị bích says:

    Trẻ nhỏ bị sốt thì cần cấp nước ngay cho trẻ. Hạ thân nhiệt cho trẻ để tránh tình trạng sốt cao dẫn tới co giật. Nhà mình dùng loại khăn dr.papie này rồi. Hiệu quả.hạ thân nhiệt cho con rất tốt

  5. Avatar
    Tuyết lạnh says:

    Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích. Bé nhà mình mọc rang sốt mình cũng hay dùng khăn lau hạ sốt drpapie đấy ạ. Khăn dùng hạ sốt nhanh mà không lo ảnh hưởng đến con

  6. Avatar
    Mai thị phượng says:

    Đúng đó ạ. Có lần mình đi làm vắng nhà mẹ chồng mình cũng chủ quan nói bé chỉ bị nóng đầu thôi mà k kẹp nhiệt độ cứ để bé nằm ngủ. Lúc ngủ dậy thấy bé nóng chín đo thì lên đến 39.4đ đấy ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  7. Avatar
    Kim thao says:

    Từ khi bé nhà mình dùng khăn hạ sốt thảo dược de papie trộm vía bé đỡ phải dùng thuốc kháng sinh.khăn hạ sốt nhanh dễ sử dụng giúp mình đỡ được bao nhiêu chi phí và thời gian

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Hoa phượng says:

      Thật hữu ích.mk cũng đang tìm hiểu về hiện tượng này ở con mk mà vẫn chưa rõ. Cũng may hnay có bài viết của dược sĩ mà mk đã biết nhiều hơn .cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook