Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng: giảm đau, hạ sốt đúng cách tại nhà

Ngay từ khi còn nhỏ, bé đã được tiêm nhiều loại vaccine như viêm gan B, sởi, quai bị,…. để trẻ lớn lên với sự bảo vệ tốt nhất. Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể bị sốt, quấy khóc, sưng đỏ,… tại vị trí tiêm khiến các mẹ lo lắng. Mẹ cần biết cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, từ đó giúp trẻ luôn khỏe mạnh và kịp thời điều trị khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng thế nào?

1. Một số phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin

Trước hết, mẹ cần được trang bị đầy đủ kiến thức để nhận biết được các phản ứng thường gặp ở trẻ sau tiêm vaccine. Đối với từng loại vaccine, trẻ có thể có những biểu hiện sau, mẹ hãy cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu nhé.

  • Vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh: Sau khi tiêm, trẻ thường đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ trên 37,7 độ C, đau cơ hoặc khớp, buồn nôn. Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp (tỉ lệ 1 trường hợp trên 600 nghìn đến 1 triệu liều vaccine).
  • DTPa (vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván): sốt nhẹ, đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm là các phản ứng thường gặp ở trẻ và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
  • Hib: trẻ có thể bị sưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm kèm theo sốt nhẹ. Nhìn chung nhẹ và chỉ kéo dài trong vòng 48 giờ hoặc ít hơn.
  • Bại liệt (IPV): Sau tiêm chủng trẻ có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… 
  • Sởi, quai bị, rubella: Sau khoảng 7 – 12 ngày sau tiêm, trẻ có thể bị sốt nhẹ, phát ban giả sởi, sưng hạch, mệt mỏi. 
  • Viêm màng não C: Trẻ có biểu hiện đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ăn sau tiêm.
  • Thủy đậu: Đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ là những phản ứng thường gặp. Một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu sau 3 đến 6 tuần. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 – 2 ngày.
  • BCG phòng lao: Sau 2 tuần đến 2 tháng, vị trí tiêm xuất hiện đỏ da, và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo cũng là hiện tượng bình thường.
  • Vaccine phòng cúm: Sau khi tiêm vaccine phòng cúm, trẻ có thể bị hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ…Đây là triệu chứng giả cúm sau khi tiêm vaccine. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm.

>> Xem thêm:

Trẻ tiêm phòng lao có sốt không? Cần lưu ý gì trước và sau tiêm

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Khi đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường ở trẻ, mẹ cần có những cách xử lý đúng cách, khoa học, giúp trẻ hồi phục nhanh nhất.

2.1. Xử lý tình trạng sốt

Sốt sau tiêm vaccine là tình trạng phổ biến ở trẻ. mẹ không nên quá lo lắng và cần theo dõi tình trạng bé.

  • Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C, mẹ chỉ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ 2 – 3 giờ/ 1 lần. Đồng thời khi trẻ sốt, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt, nới lỏng quần áo và chườm ấm cho trẻ (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn cơ thể 1 – 2 độ C, kiểm tra nước bằng cách nhúng khuỷu tay xuống chậu nước, thấy giống nước tắm là được) hoặc sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie lau toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là các vị trí có mạch máu lớn đi qua: 2 nách, 2 bẹn, 2 bên cổ, gan bàn chân, bàn tay và một số vị trí khác như đầu, tay, chân, lưng để giúp trẻ hạ sốt nhanh, an toàn, hiệu quả.
  • Khi trẻ bắt đầu sốt cao trên 38 độ, cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, đường uống hoặc đặt hậu môn với liều theo cân nặng của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp lau chườm bằng khăn thảo dược để bé hạ nhiệt nhanh, dễ chịu hơn.
Khăn hạ sốt cho trẻ sau tiêm
Khăn hạ sốt Dr.Papie giúp trẻ hạ sốt nhanh, an toàn, hiệu quả

Có thể mẹ quan tâm:

Khăn hạ sốt là gì? Review khăn hạ sốt Dr.Papie

2.2. Xử lý phản ứng tại vị trí tiêm

Một số trường hợp sau tiêm trẻ có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu trẻ sưng đau, quấy khóc nhiều, mẹ có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt để giảm đau cho trẻ. 

3. Chú ý theo dõi, nếu có dấu hiệu sau đưa trẻ đi khám ngay

Sau khi tiêm vaccine, theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu trẻ có dấu hiệu tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, khó thở, nôn trớ,…cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

Theo dõi tại nhà: khoảng 24 đến 48 giờ sau tiêm, đặc biệt là ban đêm. Mẹ cần quan sát một số dấu hiệu sau ở trẻ: nhiệt độ cơ thể, tinh thần, ăn, ngủ, nhịp thở, phát ban không, biểu hiện tại chỗ tiêm, để có cách xử lý kịp thời. 

Khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm sau, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt cao trên 39 độ, dùng thuốc hạ sốt không giảm.
  • Co giật, mệt lả, lờ đờ, mất ý thức.
  • Da tím tái, khó thở.
  • Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.
  • Trên da nổi mề đay, tay chân lạnh, nổi vân tím.
  • Trẻ bỏ bú, bú kém hoặc các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, quầng đỏ kích thước lớn, lan rộng.

4. Nên cho trẻ ăn gì sau khi tiêm chủng

Sau tiêm phòng, sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ. Sốt sẽ khiến trẻ mất nước, nặng hơn là tình trạng mất cân bằng điện giải. Do đó mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú để bù lại lượng nước đã mất qua da. 

Ngoài bú, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội, nước hoa quả, trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam, chanh, giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch rất tốt đối với trẻ 6 tháng tuổi

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vào bữa ăn của trẻ các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Trẻ nên ăn gì sau tiêm chủng
Trẻ nên ăn gì sau tiêm phòng?

5. Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau tiêm chủng, rất nhiều mẹ đã mắc phải những sai lầm sau trong quá trình hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Những sai lầm này không những không mang lại hiệu quả, mà nó còn gây ra nhiều hậu quả không tưởng. Do đó, mẹ cần lưu ý để tránh mắc phải.

  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm như: chanh, khoai tây,… vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không chườm nước đá lạnh, chườm nước nóng hay lau mát cho trẻ bằng rượu,…vì sẽ khiến trẻ rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt nhẹ hay kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt do sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ.

6. Trẻ tiêm phòng sau bao lâu thì được tắm?

Theo các bác sĩ, sau khi mới được tiêm phòng không nên tắm gội ngay, tốt nhất sau 1-2 ngày mới nên tắm cho trẻ. Mẹ có thể dùng khăn ấm để lau cơ thể cho con hoặc sau 1 ngày nếu bé khỏe mạnh bình thường thì mới tắm cho bé. Lưu ý mẹ tắm gội nhanh cho bé bằng nước ấm, không nên tắm lâu sẽ làm bé bị ốm.

Bài viết trên đã giúp mẹ nhận biết một số phản ứng thường gặp sau tiêm phòng như sốt, sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm,… và cách xử lý, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm của bé để đưa đến cơ sở y tế khi cần thiết. Nếu mẹ còn băn khoăn vấn đề gì hãy để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0915 610 435 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất.

32 thoughts on “Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng: giảm đau, hạ sốt đúng cách tại nhà

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Bữa trước bé nhà mik tiêm về cũng bị sưng,mik cũng lấy khoai tây đắp nhưn ba bé kg cho,giờ đọc bài viết này xong mới thấy mik sai,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook