Trẻ sốt co giật do đâu? Mách mẹ cách chăm trẻ đúng cách

Sốt co giật là hội chứng hay gặp ở trẻ, biểu hiện bằng những cơn co giật hay co cứng cơ khi trẻ sốt. Vậy nguyên nhân do đâu? Có gây nguy hiểm cho trẻ không? Phòng tránh như thế nào? Mời mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị sốt cao co giật

Sốt co giật là tình trạng co giật khi trẻ bị sốt trên 38 độ C và không do các nguyên nhân về bệnh thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa cấp tính gây ra.

Đối tượng thường gặp là những trẻ có độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi.

Vậy mẹ có biết nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nào gây ra tình trạng này ở trẻ?

1.1. Nguyên nhân

Như đã biết, sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus hay vắc xin.

Bên cạnh lợi ích của sốt giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, bảo vệ cơ thể thì sốt cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: phản ứng quá mức, mất nước, rối loạn điện giải, hay co giật…

Theo các chuyên gia, não bộ trẻ trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh, do đó khá nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt.

Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hoặc sau tiêm vắc xin có thể gây ra hoạt động điện bất thường trong não bộ và là nguyên nhân chính gây ra sốt co giật ở trẻ nhỏ.

Sốt co giật

1.2. Yếu tố nguy cơ

Vậy câu hỏi đặt ra là có phải trẻ cứ sốt cao là sẽ bị co giật?

Không hoàn toàn mẹ nhé!

Có trẻ sốt cao trên 40 độ C chưa xuất hiện dấu hiệu co giật, nhưng có trẻ chỉ mới sốt trên 38 độ C đã xuất hiện dấu hiệu này.

Co giật do sốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Độ tuổi

Độ tuổi liên quan trực tiếp đến mức độ hoàn thiện não bộ ở trẻ.

Theo một nghiên cứu cho thấy 90% trẻ sốt cao co giật trước 3 tuổi, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 18 đến 24 tháng, 6% xảy ra trước 6 tháng tuổi và 4% sau 3 tuổi.

Di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng, theo nhiều nghiên cứu có khoảng 25 – 40% trẻ bị co giật do sốt có tiền sử gia đình.

Những gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả bố, mẹ bị mắc tình trạng này thì 11% sinh con nguy cơ mắc bệnh. Trẻ có anh hoặc chị bị co giật do sốt thì nguy cơ bị ở trẻ là 22%.

Trường hợp cả bố mẹ anh chị trong gia đình đều mắc thì khoảng 46% trẻ bị bệnh.

Nhiệt độ cơ thể

Sốt co giật thường gặp trẻ sốt trên 39 độ C, có khoảng 25 – 30 % trẻ co giật khi sốt 38 – 39 độ C.

Tuy nhiên tình trạng này còn phụ thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của từng trẻ, nhưng thường gặp ở những trẻ tăng thân nhiệt nhanh.

Tình trạng nhiễm virus

Tình trạng nhiễm virus ở trẻ cũng là yếu tố nguy cơ khiến trẻ gặp tình trạng này.

Tuỳ từng loại virus mà mức độ phản ứng của cơ thể sẽ khác nhau, cũng như tốc độ tăng thân nhiệt cũng sẽ khác nhau.

Sốt co giật ở trẻ

Tiêm chủng

Một số loại vắc xin có thể gây tăng tỷ lệ mắc co giật do sốt ở trẻ, như mũi phối hợp của sởi, quai bị, rubella (25 – 34 trẻ/100.000 trẻ); mũi phối hợp ho gà, bạch hầu, uốn ván (6 – 9 trẻ/100.000 trẻ).

Các yếu tố về sản khoa

Những bà mẹ hút thuốc lá trong thời kì thai kì trẻ sinh ra thường có nguy cơ cao bị sốt co giật, 17% trẻ bị sang chấn sản khoa hoặc ngạt lúc sinh bị co giật do sốt.

Suy dinh dưỡng bào thai hoặc sản phụ thiếu sắt cũng là yếu tố nguy cơ gây sốt kèm co giật ở trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ sốt co giật

Trẻ co giật do sốt thường có những dấu hiệu tương đối điển hình. Mẹ có biết đó là những dấu hiệu nào không?

Trẻ thường khởi đầu bằng sốt trên 38oC, với những biểu hiện kèm theo:

  • Co giật một phần cơ thể, có thể tay hoặc chân hoặc toàn thân.
  • Ngoài ra trẻ còn có thể mất ý thức, cuộn mình hoặc trợn mắt, nặng hơn có thể khó thở, tím tái.

Thông thường người ta chia co giật do sốt thành 2 loại:

  • Đơn giản: trẻ thường co giật toàn bộ cơ thể, mỗi cơn thường kéo dài không quá 15 phút và chỉ một cơn duy nhất trong 24h, không có biểu hiện thần kinh trước đó.
  • Phức tạp: trẻ thường biểu hiện bởi cơn co giật cục bộ (tức là một phần của cơ thể trẻ), thường kéo dài trên 15 phút và trên 2 cơn co giật trong 24h.

3. Sốt co giật có nguy hiểm không?

Sốt co giật phần lớn là lành tính, chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, 5 – 10 giây, đôi khi vài chục giây, sau đó bé sẽ khỏi.

Mặt khác, tình trạng này không gây tổn thương não, cũng như không để lại di chứng thần kinh.

Tuy nhiên việc tái phát cũng như thiếu hiểu biết trong xử trí của các mẹ có thể gây những hậu quả cho sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bị co giật sẽ gây mất ý thức, tùy hoàn cảnh xảy ra mà gây ra những tai nạn khác nhau, trẻ không tự kiểm soát được cơ hàm và cắn vào lưỡi hoặc trẻ dễ bị sặc nếu trẻ đang ăn…

Trường hợp co giật do sốt kéo dài khả năng cao sẽ để lại nhiều biến chứng ở trẻ, đặc biệt với trẻ có bệnh động kinh tiềm ẩn.

4. Hướng dẫn xử trí

Vậy mẹ xử trí như thế nào khi trẻ bị co giật tại nhà?

Đầu tiên mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng sang một bên ở những nơi an toàn, tránh các vật dụng xung quanh.

Sau đó mẹ nới lỏng quần áo cho trẻ, gối đầu trẻ bằng gối mỏng hoặc bất kì vật dụng mềm nào đó để đề phòng chấn thương vùng đầu.

Mẹ dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để trẻ nhanh hạ nhiệt.

Dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần, dạng viên đặt hậu môn.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt sẽ phần nào giúp loại bỏ các yếu tổ nguy cơ gây co giật ở trẻ. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt, việc lạm dụng thuốc hạ sốt có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ vô cùng nguy hiểm, như hôn mê, hoại tử tế bào gan….

Trường hợp trẻ đang ăn, mẹ cần lấy toàn bộ thức ăn trong miệng trẻ để tránh trẻ bị sặc, chất nôn đi vào đường hô hấp.

Ngoài ra, mẹ cũng cần ghi lại thời gian và kiểu co giật, tốt nhất nếu có điều kiện mẹ có thể quay lại video để thuận tiện cho y bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho trẻ.

Khi trẻ có các biểu hiện sau, mẹ phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế:

  • Cơn co giật kéo dài trên 5 phút.
  • Có nhiều cơn liên tiếp.
  • Sau kết thúc cơn co giật 10 phút mà trẻ không tỉnh.
  • Trẻ khó thở hoặc có dấu hiệu ngừng thở.
  • Trẻ bị cơn giật đầu tiên.

Ngoài ra, mẹ cần tránh các việc làm sau:

  • Không cho bất kì vật gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt khi trẻ bị co giật chưa tỉnh.
  • Không giữ chân tay hoặc ôm trẻ vì dễ làm trẻ khó thở và dễ gây chấn thương trật khớp…

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh

5 cách hạ sốt không dùng thuốc mẹ cần biết

5. Phòng tránh bé sốt cao co giật như thế nào?

Bản chất của phòng tránh tình trạng này là làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Trước tiên, mẹ hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khăn lau hạ sốt
Khăn hạ sốt Dr.Papie

Dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần cách 4 đến 6 giờ, không dùng quá 60mg/kg/ngày; Ibuprofen liều 5 – 10mg/kg/lần cách 6 – 8h, dùng không quá 40mg/kg/ngày

Bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ.

Chế độ ăn trẻ cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ các cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Có thể điều trị dự phòng cho trẻ bằng thuốc chống động kinh, tuy nhiên chỉ sử dụng dưới  chỉ định bác sĩ chuyên khoa:

  •  Đối với trẻ có nhiều hơn 2 cơn co giật phức tạp hoặc cơn đơn thuần nhưng tái phát nhiều lần, có thể dùng thuốc Diazepam 0,3mg/ lần  dùng 8h một lần trong đợt sốt (có thể dùng đường uống hoặc đường trực tràng).
  •  Dùng thuốc kháng động kinh kéo dài trong trường hợp trẻ bị nhiều hơn 2 cơn co giật phức hợp và điều trị diazepam.

Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26844730/

Sốt co giật đa phần là lành tính tuy nhiên không vì vậy mà mẹ chủ quan. Hiểu rõ và xử trí đúng cách giúp hạn chế biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.

Việc khám và tư vấn dự phòng của bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết, vì vậy nếu trẻ bị sốt có kèm co giật mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và tư vấn mẹ nhé!

90 thoughts on “Trẻ sốt co giật do đâu? Mách mẹ cách chăm trẻ đúng cách

      • Avatar
        Hoang Xuan says:

        Con mình đã từng bị.co giật.Thương lắm.Mình hiểu sự nguy hiểm cua co giật đọc bài viết này mình còn biết nó nguy hiểm hơn nữa nếu chủ quan.Từ ngày dùng kết hợp khăn hạ sốt Drpapie mình yên tâm hẳn

        • Avatar
          Dược sĩ says:

          Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Khăn hạ sốt Dr.papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

  1. Avatar
    hay nguyễn says:

    Ngày trước không hiểu gì về sốt nên mình sợ lắm. Đến lúc tìm hiểu thì cũng đỡ lo. Tủ nhà mình luôn sẵn khăn hạ sốt dr. Papie cho trẻ, thấy hiệu quả lành tính và nhanh chóng.

  2. Avatar
    Minh phương says:

    Trước mình thấy con sốt là lo lắng , đi lấy thuốc về cho con uống , nhưng mà uống nhiều thuốc lại thấy rất không tốt cho con , đuọc tg dùng khăn hạ sốt dr.papie chỉ lau người cho con và cho con uống nước cam âm là thấy con đỡ hẳn , bây giờ nhà luôn trữ khăn hạ sốt trong nhà nên cũng rất yên tâm

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  3. Avatar
    Lan anh Nguyễn says:

    Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ. Nhà mình cũng đang dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho con ạ. Nếu bé có hiện tượng sốt cao thì mình se cho bé đi bác sĩ chứ ở nhà mình sợ con bị vo giật mình không biết các xử lý thì nguy hiểm lắm

  4. Avatar
    Lan anh Nguyễn says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Trước mình không biết cứ nghĩ con bị sốt co giật se ảnh hưởng đến thần kinh hoặc não của be. Đúng là thiếu kiến thức nó vậy đó

  5. Avatar
    Mai thị phượng says:

    Đọc bài viết mới hiểu hết được sự nguy hiểm của bệnh sốt. May mà mỗi lần bé nhà mình sốt mình đều hạ sốt được cho bé. Đầu tiên mình lau chườm cho con bằng khăn lau hạ sốt drpapie thấy nhanh hạ nhiệt chỉ khi nào bé sốt trên 38.5d mình sẽ lau người kết hợp với uống thuốc hạ sốt

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook