Sốt là một trong các triệu chứng rất phổ biến của nhiều bệnh rất dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên sốt Kawasaki thì không phải mẹ nào cũng biết. Vậy sốt Kawasaki là gì? Đối tượng thường gặp là ai? Nguyên nhân do đâu?. Mẹ có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
1. Bệnh Kawasaki là gì? Thường gặp ở đối tượng nào?
Sốt Kawasaki lần đầu tiên được tiến sĩ Tomisaku Kawasaki mô tả vào năm 1967, đặc trưng bởi tổn thương da, niêm mạc, hệ bạch huyết.
Khi đó không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa bệnh và tổn thương tim mạch.
Tuy nhiên, một vài năm sau, qua quá trình giải phẫu bệnh người ta phát hiện tổn thương phình động mạch vành, huyết khối.
Sốt Kawasaki được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới và trên nhiều chủng tộc khác nhau.
Tỷ lệ nhập viện năm 2006 là 20,8 trên mỗi 100.000 trẻ em dưới 5 tuổi, và con số này là 19 trên 100.000 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2009. Hầu hết nhập viện xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Trong đó, trẻ em gốc Châu Á/Thái Bình Dương có tỷ lệ nhập viện cao nhất, chứng tỏ vai trò có thể có của di truyền trong cơ chế bệnh sinh của sốt Kawasaki.
Ngày nay, bệnh Kawasaki được định nghĩa là một bệnh sốt cấp tính ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi viêm mạch máu cấp tính (chủ yếu là mạch máu kích thước trung bình và nhỏ như mạch ngoại vi, mạch vành của tim).
Đối tượng mắc bệnh tương đối đa dạng về lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc. Tuy nhiên chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Có khoảng ¼ số bệnh nhân mắc sốt Kawasaki không được điều trị có tổn thương mạch vành.
Đây là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số trẻ nhỏ mắc các vấn đề về tim mạch, bệnh tim mắc phải ở những nước phát triển.
2. Nguyên nhân gây ra sốt Kawasaki ở trẻ
Nguyên nhân gây ra sốt Kawasaki đến nay vẫn chưa được biết rõ.
Nhiều giả thiết cho rằng Kawasaki lây nhiễm qua trung gian độc tố truyền bệnh và virus.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy bệnh xảy ra cao điểm theo mùa ở Nhật Bản (tháng giêng – mùa đông, tháng 7 – mùa hè), ở Hoa Kỳ (mùa đông và mùa xuân).
Điều đó đã khiến các nhà khoa học phải lưu tâm hơn đến câu hỏi liệu có tồn tại một vector trung gian truyền bệnh không?
Ngoài ra, độc tố của tụ cầu và liên cầu khuẩn cũng được cho là căn nguyên của bệnh Kawasaki, vì độc tố của chúng hoạt động như một chất kích hoạt không chọn lọc tế bào lympho T, dẫn đến giải phóng một lượng lớn Cytokine gây viêm.
Tuy nhiên không có một bằng chứng cụ thể nào, tác nhân nào, vector lây nhiễm nào được chứng minh có thể gây ra hoặc góp phần lây truyền bệnh Kawasaki.
Một giả thiết khác cũng được đặt ra rằng nhiều tác nhân gây bệnh cùng phối hợp gây sốt Kawasaki thông qua việc phát hiện bệnh nhân mắc sốt Kawasaki có nhiễm trùng đồng thời nhiều loại.
Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng còn cho thấy hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Kawasaki, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính với khả năng làm tổn thương mạch vành.
Dù vậy, toàn bộ những phỏng đoán trên cũng chỉ là giả thiết về nguyên nhân dẫn tới sốt Kawasaki. Còn nguyên nhân gây bệnh thực sự đến giờ vẫn là một dấu chấm hỏi lớn dành cho nền y học hiện đại.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt Kawasaki
Bệnh Kawasaki biểu hiện triệu chứng rất phong phú, chính vì vậy làm sao để biết trẻ bị sốt Kawasaki là điều mà chắc hẳn nhiều mẹ quan tâm.
Khi bị Kawasaki, trẻ thường khởi phát sốt đột ngột, sốt cao trên 39 độ C và phần lớn không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.
Nếu không được điều trị đúng, sốt sẽ kéo dài 11 – 12 ngày, một số trường hợp hiếm gặp có thể kéo dài tới 3 tuần.
Có khoảng 90% trẻ sốt Kawasaki có biểu hiện của viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt không rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, vùng hầu họng trẻ còn xuất hiện những ban đỏ lan tỏa kèm theo môi nứt nẻ, lưỡi đỏ mọng (lưỡi dâu tây), miệng khô nhiều vết loét.
Phát ban thường xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi sốt. Ban đầu, trẻ bị bong vảy da vùng hông, sau đó phát triển thành ban đỏ, hồng ban, dát, sẩn lan tỏa ngoài ra có thể có các tổn thương dạng mụn nước, đây cũng là giá trị lớn trong chẩn đoán bệnh.
Ngoài ra, trẻ có thể có biểu hiện sưng tấy bàn tay, chân, đau rát xuất hiện ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân trong giai đoạn cấp tính của bệnh, xuất hiện bong vảy da quanh ngón tay, ngón chân khoảng 2 đến 3 tuần sau khi khởi phát sốt.
Đặc biệt, trẻ thường nổi hạch cổ một bên và có kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau cơ, đau khớp, viêm khớp
- Thay đổi tính cách hay cáu kỉnh, liệt mặt thoáng qua hoặc mất thính giác
- Khoảng 30% trẻ có biểu hiện đau bụng không rõ nguyên nhân, nôn mửa, tiêu chảy
- Tiểu mủ, tiểu buốt
Ngoại trừ triệu chứng sốt thì các triệu chứng của trẻ sẽ thay đổi theo thời gian.
Vậy lời khuyên dành cho mẹ là gì?
Đó là đối với trẻ sốt trên 5 ngày không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, có triệu chứng nghi ngờ bệnh Kawasaki, mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được thăm khám và tư vấn kỹ càng.
Nguồn tham khảo: Pubmed.gov
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết mẹ cần biết
5 cách hạ sốt tại nhà cho trẻ không dùng thuốc
4. Trẻ sốt Kawasaki có nguy hiểm không?
Để có thể trả lời được câu hỏi này mời mẹ tìm hiểu qua hậu quả mà bệnh Kawasaki để lại nhé.
Bệnh Kawasaki gây tổn thương và giãn động mạch vành thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây ra chứng phình động mạch khổng lồ.
Khi thành mạch bị tổn thương sẽ hình thành các cục máu đông bít mạch dẫn đến hẹp động mạch vành, hậu quả gây ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
Ngoài ra, bệnh còn gây viêm cơ tim cấp tính, dẫn đến suy tim, hở van tim, tràn dịch màng ngoài tim, thậm chí nặng có thể có sốc do bệnh Kawasaki.
Chính vì vậy việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 0,2% chủ yếu do hiện tượng phình mạch vành, huyết khối mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, cuối cùng gây nhồi máu cơ tim.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường chẩn đoán muộn do các triệu chứng này không điển hình. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
5. Bệnh Kawasaki có lây không?
Không giống như sốt xuất huyết có căn nguyên gây bệnh là virus Dengue và lây qua đường muỗi đốt, hay bệnh sởi gây ra bởi virus Polinosa morbillarum, lây qua đường hô hấp.
Sốt Kawasaki vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như đường lây nhiễm bệnh.
Cho đến nay, chưa có một bằng chứng nào chứng minh bệnh có thể lây lan trong cộng đồng.
Do đó mẹ cũng không nên quá lo lắng về khả năng nhiễm bệnh ở trẻ.
6. Điều trị bệnh Kawasaki như thế nào?
Sốt Kawasaki là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Khi trẻ có các dấu hiệu của sốt Kawasaki, mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đối với thuốc điều trị thì các thuốc ức chế miễn dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu cho việc điều trị bệnh Kawasaki.
Điều trị sốt Kawasaki bằng Globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch được đưa vào điều trị Kawasaki từ năm 1980 và đã cho thấy hiệu quả đáng kể.
Chúng hoạt động dựa trên cơ chế trung hòa kháng nguyên lây nhiễm, siêu kháng nguyên; ức chế TNF-α và ức chế giải phóng cytokine gây viêm; đồng thời điều tiết tế bào lympho B, lympho T.
Điều đó làm giảm nguy cơ bị phình mạch vành từ 25% xuống còn dưới 5%.
Aspirin
Aspirin được sử dụng cùng với globulin miễn dịch trong việc điều trị Kawasaki cấp tính do tác dụng chống kết tập tiểu cầu.
Từ đó giúp hạn chế hình thành các cục máu đông trong mạch máu và giảm thiểu nguy cơ tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Tuy nhiên việc điều trị aspirin cho trẻ nhỏ trong thời gian dài có thể gây ra hội chứng Reye, gây thiếu máu vì giảm hấp thu sắt. Chính vì điều đó người ta thường khuyến cáo sử dụng clopidogrel điều trị thay thế cho trẻ nhỏ.
Corticoid
Corticoid cũng được sử dụng nhằm mục đích điều hòa các chất trung gian gây viêm, giảm hoạt tính bạch cầu, giảm tính thấm thành mạch.
Tuy nhiên việc sử dụng corticoid trong điều trị còn rất nhiều tranh cãi. FDA khuyến cáo chỉ nên dùng corticoid khi điều trị bằng Globulin miễn dịch không đáp ứng trên 2 lần.
Chất ức chế TNF-α
Theo quan điểm về vai trò của TNF-α trong cơ chế bệnh sinh của Kawasaki cũng tương tự như giãn mạch vành. Do đó việc sử dụng các chất đối kháng TNF-α trong điều trị Kawasaki đã được khuyến cáo.
Các chất đối kháng TNF-α có thể được chia thành 2 loại: kháng thể đơn dòng (infliximab và adalimumab) và thụ thể trung hòa (Etanercept)
Cyclosporine
Được biết đến như một chất ứng chế miễn dịch do chúng có khả năng ngăn chặn giải phóng IL-2, các Cytokine gây viêm, ngoài ra chúng còn ức chế hoạt động của tế bào Lympho T.
Tuy nhiên đây là chất cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn, do đó việc sử dụng trong điều trị nên được cân nhắc kỹ lưỡng.
Cyclophosphamide
Cyclophosphamide là một loại thuốc ức chế miễn dịch do ức chế quá trình tổng hợp ADN của tế bào, qua đó kìm hãm quá trình phân chia và làm chết tế bào, góp phần làm giảm quá trình viêm.
Methotrexate
Thuốc này hoạt động như một chất chống ung thư, chúng ức chế giải phóng IL-2, IL-6.
Methotrexate chỉ được chỉ định sử dụng khi trẻ không đáp ứng điều trị với liệu pháp Globulin miễn dịch nhiều lần.
Ngoài việc sử dụng thuốc thì trao đổi huyết tương cũng là một phương pháp điều trị đầy triển vọng.
Trao đổi huyết tương giúp loại bỏ được các chất trung gian gây viêm, các Cytokine, từ đó làm giảm bệnh và hạn chế được biến chứng.
Sốt Kawasaki là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mắc phải ở trẻ em ở các nước công nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng.
Chính vì khó khăn trong việc xác định căn nguyên, chẩn đoán và điều trị nên mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện cũng như điều trị, góp phần hạn chế thấp nhất biến chứng của sốt Kawasaki.
Sốt mà cũng do nhiều bệnh quá mà nay mình mới biết
Chào ba mẹ, cảm ơn ba mẹ đã quan tâm, hãy theo dõi website thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!
Nguy hiểm quá. K đọc bài này mk cũng kb luôn.
Thông tin hữu ích quá mình sẽ đọc kỹ đ biết và là Phòng tránh cho bé yêu
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Giờ mình mới biết đến loại sốt này. Nguy hiểm quá ạ.
Bệnh này nghe lạ mà lại nguy hiểm quá. Mà sao lại k có vacxin để phòng bệnh này nhỉ
Ôi h nhiều bệnh nguy hiểm owrvtre quá. Mình nhiều khi cx chủ quan k chịu tham khảo thông tin. Cảm ơn những thông tin hữu ích của bài
Căn bệnh này nguy hiểm quá. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ ạ.
Sốt có nhiều loại sốt , nguy hiểm thật , ngà mình thấy con sốt là rất hay trữ khăn hạ sốt trong nhà , nên cũng yên tâm bớt được phần nào , thấy con sốt cao quá thì với nghĩ đến việc cho con đi khám
Nhu5u loại dot qua h m moi đc biet
Trước chủ quan cứ nghĩ là sốt thông thường. Giờ nhiều bệnh sốt quá. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Sốt ở trẻ con do nhiều nguyên nhân.Những kiến thức hay các mẹ nên chia sẻ để cùng nhau chăm sóc con thật tốt
Giờ mới biết sốt có nhiều loại trước đây mình cứ nghĩ chỉ biết sốt là sốt vay thôi. Cảm ơn dược sĩ
Qua chia sẻ của dược sĩ em mới hiểu rõ hơn về sốt và đặc biệt là sốt Kawasaki ở trẻ em nếu mắc phải vì vậy mà chúng ta không nên chủ quan khi von bị sốt , khi con sốt và sốt cao kéo dài phải theo dõi và cho con đi khám ngay.
Lần đầu tiên nghe đến bệnh này. Nguy hiểm quá
Sốt mà cũng nguy hiểm quá. Từ ngày theo dõi web của dược sĩ Nguyễn Vân mình đã có nhiều kinh nghiệm để phòng cho bé.Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ về những bài viết rất hữu ích nhé
Sốt rất nguy hiểm các mẹ hãy chú ý giờ mình mới biết đến loại sốt này các ơn dược sỹ đã chia sẻ
Lần đầu đọc bài viết về sốt kawasaki , nguy hiểm thật đấy. Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Chào bạn. Bạn theo dõi Website thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích từ chuyên gia nhé!
Mình chưa tường nghe tới bệnh này, thật nguy hiểm, cảm ơn bài viết của dược sỹ.
Chào bạn. Bạn theo dõi Website thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích từ chuyên gia nhé!
Mình lần đầu nghe nói về bệnh này. Đúng thật sự sốt rất nguy hiểm ko thể coi thường
Chào bạn. Bạn theo dõi Website thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích từ chuyên gia nhé!
Bài báo hữu ích quá vì e mới biết đến loại bệnh sốt này sau khi đọc. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ để mọi người có thêm những kiến thức chăm con khi bé không may bị sốt Kawasaki
Lần đầu tiên em biết đến bệnh sốt này. Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ để các mẹ bỉm biết thêm. Có thêm kinh nghiệm nuôi con.
Đọc bài này mới thấy sốt này quá nguy hiểm, xin cảm ơn bài viết.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ, giờ thì mình đã biết thêm một loại sốt nữa ạ
Sao nhiều loại sốt thế các mẹ nhỉ, em lo quá thôi.đôi khi bé bị sốt má không biết sốt vì lý do gì.phải đọc nhiều bài viết như thế này mới biết được.
Thông tin thật hưu ích thanks add đã chia sẻ.
Sốt kawasaki nguy hiểm thật. Cảm ơn thông tin hữu ích từ bs ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin bổ ích cho các m ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Bài viết rất bổ ích và rất cần thiết cho các mẹ bỉm như mình.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Hôm.nay mới biết thêm.về sốt kawasaki, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Một loại sốt nguy hiểm quá. Lần đầu tiên được nghe đến tên loại sốt này. Mình cần phải để ý con thật kĩ khi con sốt.
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích từ bác sĩ ạ.
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Nay mình mới biết đến loại sốt này. Nguy hiểm quá.
Giờ mình mới biết đến mức độ nguy hiểm của sốt kawasaki, hiểu được nguyên nhân để phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm cho con.
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Mình còn thiếu kiến thức nhiều quá. Đọc bài báo mới thấy bệnh này cả biểu hiện và cách điều trị đều không nhẹ mà mình không hề hay biết gì về bệnh sốt này. Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ
Nguy hiểm quá. Bệnh này giờ mình cũng mới nghe, đúng là mình thiếu kiến thức nhiều quá
Bệnh sốt kwasaki này nguy hiểm quá các mẹ nhỉ. Đôi khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân thì phải đi khám mới biết ah.
Thời tiết giao mùa bé hay bị sốt, bé nhỏ nhà em hay bị sốt ah ,mà không giám cho uống thuốc nhiều, mỗi lần sốt nhẹ chỉ nau mát thôi.
Đọc xong bài này mới biết dc.nhiều bệnh nguy hiểm mà mình ko biết .giờ mới để ý
Đọc xong mới biết còn quá nhiều loại bệnh nguy hiểm nữa, cảm ơn ds đã chia sẻ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Đây là lần đầu tiên mình biết tới căn bệnh sốt kawasaki này, nguy hiểm thật
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Trước giờ chỉ biết sốt do tiêm.giờ thì biết thêm nguyên nhân nữa
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích.de mình nhận biết và biết cách phòng tránh cho bé
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Nguy hiểm quá ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Đọc bài viết này mình mới biết thêm về căn bệnh sốt kawasaki, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Đọc bài viết mình mới biết sốt kawasaki nguy hiểm đến mức nào, mình không thể chủ quan được khi có con nhỏ.
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Sốt này nguy hiểm quá mà giờ em đọc bài viết này mới biết được.
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Giờ mới biết tới bệnh này. Nguy hiểm quá, giờ cứ sốt đột ngột là phải cho đi viện cho an tâm
E ko biết sốt Kawasaki là gì luôn ý ạ. Không nghĩ lại có nhìu loại sốt, nguồn lây như vậy. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ, mang đến nhưng kiến thức hữu ích chăm sóc bé khi bị sốt như vậy
Giờ m mới biết đến loại sốt này.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Căn bệnh sốt kawasaki này lần đầu mình biết tới , cám ơn dược sỹ đã chia sẻ
Đọc bài viết này mình biết thêm về 1 dạng sốt khác của trẻ, thông tin hữu ích cho các .mẹ
Giờ mình mới biết đến loại sốt này, nguy hiểm phết nhỉ
Giờ có nhiều loại sốt lạ mà mình k biết đến luôn á . Lo lắng quá ạ . Cảm ơn những thoing tin bài đã chia sẻ
Cảm ơn bác sĩ chia sẻ nhé giờ mình mới bít sốt cũng nhiều loại sợ quá
Lần đầu tiên mình nghe tới căn bệnh này, lại có thêm kinh nghiệm để phòng tránh cho con, cảm ơn dược sỹ.
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Sốt kawasaki giờ mới nghe tên lần đầu. Cảm ơn bài chia sẻ rất hữu ích ạ
Em giờ mới nghe nói đến bệnh này đó. Sốt cũng nhiều nguyên nhân quá đi.
Giờ mk mới biết đến loại sốt này cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ