Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sốt phát ban ở trẻ

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nó phản ánh tình trạng tăng thân nhiệt bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó sốt phát ban tương đối phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Vậy sốt phát ban ở trẻ là gì? Biểu hiện như thế nào? Điều trị và chăm sóc trẻ ra sao…Cùng tìm hiểu mẹ nhé.

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban ở trẻ được hiểu đơn giản là tình trạng sốt có kèm theo các ban màu hồng hoặc đỏ trên da.

Ban nổi trong khi sốt hoặc sau khi sốt khoảng 2 – 3 ngày, trẻ có thể kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy.

Đây là bệnh khá phổ biến và gặp thường xuyên ở trẻ do một số nguyên nhân gây bệnh như: Rubella, nhiễm trùng ban đỏ, đào ban do Human herpes virus,…

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, ban sẽ có những đặc điểm khác nhau.

2. Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt phát ban

Thông thường khi trẻ bị sốt phát ban, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao 39 – 40 độ C (tùy nguyên nhân mà sốt sẽ có tính chất khác nhau như sốt nóng, sốt rét, thời gian mỗi cơn sốt…)
  • Phát ban (đây là triệu chứng khá phổ biến, tùy nguyên nhân mà ban sẽ có tính chất khác nhau).
  • Ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, có thể có rối loạn tiêu hóa, triệu chứng của mất nước và nhiều biến chứng khác.

sốt phát ban ở trẻ

Một số bệnh sốt phát ban ở trẻ

Rubella (sởi)

Do Paramyxovirus gây ra, hay gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi, trẻ dưới 6 tuổi rất ít mắc do miễn dịch truyền từ mẹ sang con.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông – xuân, tỷ lệ tử vong khoảng 0,3 – 0,7%, lây qua đường hô hấp.

Ban sẽ mọc vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh, mọc rải rác hoặc thành từng đám 3 – 6 mm, giữa các ban là khoảng da lành. Mọc theo thứ tự từ trên xuống dưới, hồi phục ban sẽ mất dần tương tự như khi mọc. Khi hồi phục thường để lại vết thâm.

Rubella (sởi đức)

Do togavirus gây ra, ban thường nhỏ, mọc thưa, mọc từ sớm thường ngày 1 – 2 của bệnh,  khi hồi phục không để lại vết thâm.

Bệnh có thể biến chứng gây viêm hạch lympho, viêm khớp.

Nhiễm trùng ban đỏ

Do Human parvovirus B19 gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ 3 – 12 tuổi vào mùa đông – xuân.

Sốt nhẹ, đặc tính của ban là thường mọc sau sốt thành từng đám lớn, màu đỏ hoặc vàng sáp, giảm sau 3 tuần.

Đào ban

Do Human herpes virus gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Phát ban sau khi hết sốt, ban dát sẩn trên vùng cổ và thân, thường hết sau 2 ngày.

Phát ban do các virus Echovirus

Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc tính ban giống ban của Rubella, bệnh thường kèm theo các triệu chứng của sốt virus.

Sốt mò do Rickettsia

Sốt nhẹ 1 – 2 ngày đầu, sau đó sốt cao liên tục, cũng có trường hợp sốt cao 39 – 40 độ trong ngày đầu, nối cơn kéo dài 15 – 20 ngày nếu không được điều trị.

Trong 1 – 2 ngày đầu có thể kèm các cơn rét run hoặc gai rét, sau đó thường có sốt nóng đơn thuần.

Tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, sau đó đau đầu dữ dội, kéo dài dai dẳng, nhức 2 hốc mắt, mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, một số trường hợp nặng trẻ có thể li bì, thờ thẫn, u ám.

Loét là triệu chứng phổ biến trẻ, ở Việt Nam chiếm khoảng 80% người mắc.

Đây cũng là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán bệnh dễ dàng. Loét ở vùng da kín, ẩm hay gặp ở bộ phận sinh dục, nách, bẹn, hậu môn. Thường là một vết loét hình tròn hoặc bầu dục kích thước 1 – 2 cm.

Trẻ hay nổi hạch gần khu vực vết loét, hạch thường to, lúc đầu chỉ tức sau đau, xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2 – 3 ngày.

Ban xuất hiện cuối tuần thứ 1 và đầu tuần thứ 2 của bệnh, thường là ban dát, sẩn kích thước 1cm, mọc khắp toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi) trừ lòng bàn tay, bàn chân.

Sốt mò gây phát ban ở trẻ
Sốt mò

Sốt thương hàn do Salmonella Typhi

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, biểu hiện với những triệu chứng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, mệt mỏi. Ban thường là các sẩn hoặc đốm ban đỏ nhạt màu kích thước 2 – 4 mm.

Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra.

Bệnh thường xảy ra vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới do muỗi Aedes aegypti (còn hay gọi với tên muỗi vằn) lây truyền.

Có khoảng 50% phát ban màu đỏ, ban vùng thân sau đó lan nhanh ra các chi, thường kèm theo triệu chứng ngứa. Ngoài ra trẻ có thể có đau đầu, đau mỏi cơ khớp.

3. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ sốt phát ban

Khi trẻ bị sốt phát ban, bất kể do nguyên nhân gì thì việc đầu tiên mẹ cần làm là thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ nếu trẻ có sốt.

Cho trẻ mặc đồ thoáng, nhẹ nhàng, nằm nơi thoáng mát.

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn hạ sốt thảo dược hoặc khăn nhúng nước ấm lau chườm toàn thân cho trẻ. Đặc biệt lau ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ).

Để ngăn ngừa trẻ sốt cao co giật hay những biến chứng nguy hiểm khác khi sốt cao, trong thời gian đợi thuốc phát huy tác dụng mẹ có thể dùng khăn thảo dược chườm cho bé để kiểm soát thân nhiệt bé tốt hơn.

Khăn hạ sốt Dr.Papie là dòng khăn thảo dược an toàn, hiệu quả mẹ có thể tham khảo.

Khăn lau hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

>> Tìm hiểu thêm:

Khăn hạ sốt là gì? Review chi tiết khăn hạ sốt Dr.Papie

Lưu ý:

Trong trường hợp sốt phát ban ở trẻ, tuyệt đối mẹ không sử dụng ibuprofen và aspirin để hạ sốt cho trẻ. Do 2 thuốc này ức chế mạnh enzym COX1, ức chế kết tập tiểu cầu, góp phần làm nặng thêm tình trạng ban xuất huyết ở trẻ.

Ngoài ra, tình trạng phát ban của trẻ sẽ tự hồi phục sau một thời gian.

Sốt phát ban ở trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng nào?

Sau đây là một số dạng thuốc hạ sốt trên thị trường mẹ có thể tham khảo.

Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)

Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp trẻ khó uống, hay nôn trớ.

Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.

Trên thị trường hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 300mg thích hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Dạng gói bột, cốm hoà tan

Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.

Hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 250mg tương đối phù hợp với bé. Mẹ nhớ tính liều theo cân nặng của bé nhà mình. Ví dụ bé nặng 10kg, mẹ có thể cho bé uống 1 gói bột có hàm lượng paracetamol 150mg.

Dạng hỗn dịch

Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều.

Với dạng hỗn dịch mẹ nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.

Dạng viên nén

Dạng viên nén thích hợp cho những trẻ lớn. Hiện nay có hàm lượng 325mg trên thị trường là mẹ có thể sử dụng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ nhớ bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

u ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ:

>> Mẹ tham khảo bài viết sau nhé

Thuốc hạ sốt cho trẻ – Hãy lựa chọn sáng suốt và an toàn

4. Sốt phát ban có lây không?

Thông thường tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sốt phát ban có thể lây hoặc không lây.

Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp ở trẻ và đường lây của chúng:

  • Rubella (sởi) thường lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần.
  • Sốt virus chủ yếu lây qua đường hô hấp, một số trường hợp lây qua dịch tiết khi tiếp xúc gần.
  • Sốt thương hàn lây chủ yếu qua đường tiêu hóa.
  • Sốt Dengue do muỗi Aedes aegypti (còn hay gọi với tên muỗi vằn) lây truyền.
  • Sốt mò do Rickettsia Orientia với trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò Leptotrombidium.
  • Sởi lây chủ yếu qua dịch tiết của người bệnh.

Vậy để phòng tránh sốt phát ban ở trẻ, mẹ cần phải làm gì?

  • Đeo khẩu trang cho trẻ hoặc giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với mọi người, hạn chế tiếp xúc đông người.
  • Cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng các biện pháp ngăn chặn côn trùng đốt như thuốc xua diệt côn trùng, vệ sinh sạch sẽ nhà ở…
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh trường hợp có người bị trong gia đình thì phải tiến hành cách ly đề phòng lây lan.
  • Ngoài ra mẹ cần phải cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Tiêm vacxin đầy đủ theo khuyến cáo bộ y tế.

Phòng bệnh cho trẻ

5. Sốt phát ban khi nào cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện?

Việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng sốt phát ban ở trẻ nhỏ là rất quan trọng, góp phần vào việc điều trị, hạn chế biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.

Do đó khi trẻ sốt phát ban chưa rõ nguyên nhân, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị.

Đối với những trường hợp trẻ sốt phát ban đã xác định được nguyên nhân, trong quá trình điều trị tại nhà mà trẻ có các biểu hiện sau thì mẹ cũng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế:

  • Không uống được hoặc bỏ
  • Chân tay lạnh mạch nhanh khó bắt
  • Trẻ khó thở
  • Nôn nhiều, tiêu chảy nhiều
  • Co giật
  • Trẻ li bì hoặc ngủ nhiều một cách bất thường
  • Nổi ban hoặc xuất huyết nhiều
  • Đau đầu, quấy khóc…

Ngoài ra tùy mức độ nguy hiểm của tác nhân gây bệnh mà mẹ nên cho trẻ điều trị và theo dõi tại các cơ sở y tế, ví dụ như đối với trường hợp sốt mò do Rickettsia gây lên.

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/typhus/scrub/index.html

Trên đây là toàn bộ những thông cần thiết để mẹ có thể nhận biết được các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ (sốt cao, mất nước, phát ban…).

Từ đó sẽ giúp mẹ có các biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp khi trẻ sốt phát ban, giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

97 thoughts on “Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sốt phát ban ở trẻ

  1. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Nhà mình mỗi lần con bị sốt mình cho uống nước cam và lau người cho con bằng khăn với nước ấm, gần đây biết đến khăn lau hạ sốt Dr Papie thấy tiện dùng mà rất hiệu quả.

  2. Avatar
    Trịnh trịnh says:

    Nhớ năm.trước bé đầu nhà mình bị sốt phát ban nhưng do mình không biết cách chăm sóc nên bé bị nặng hơn. Các mẹ có con nhỏ nên lưu lại để chăm sóc bé kho ốm đừng để như e nhé

  3. Avatar
    Phương says:

    ngày trc bé nhà mình cũng sốt phan ban. Mẹ mình đun nc lá khổ qua với nc lá khê để tắm cho mát. Giờ biết đến khăn lau hạ sốt dr papie rồi, mình nghĩ có thể dùng lau thay thế cho việc tắm để lặn ban trên người bé

  4. Avatar
    Hoa phượng says:

    Sốt mà có quá nhiều nguyên nhân thật.đọc xong mà mk thấy nguy hiểm quá. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Nhà mk trọn vía từ bé đến giờ con nhà mk cũng chỉ sốt nhẹ thôi.nên mk chỉ dùng đến khăn hạ sốt Dr papie để lau hạ sốt cho con thôi

  5. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Con mình chưa bị phát ban nặng như hình ảnh trong bài nhưng cũng đã rất lo lắng, mình dùng khăn hạ sốt Dr Papie lau người cho con thấy ổn lắm, cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ bài viết.

    • Avatar
      Ngọc Huệ says:

      Đúng đấy mom nhỉ.Bé nhà mình chỉ bị sốt bình thường thôi nhưng nhiều khi mình cứ tưởng đó là sốt ban lo sợ đủ đường.Nhưng giờ được chuyên gia tư vấn như thế này cx đỡ lo hẳn nhỉ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  6. Avatar
    Tuyết lê says:

    Mỗi lần con sốt mình vô cùng lo lắng.sốt khi tiêm thì mình biết.chứ sốt khác thì mình cũng chưa biet nhieu thông tin.đọc xong bài này mình biết thêm được nhiều nguyên nhân sốt để phòng và chưaz cho bé.cám ơn ds chia sẻ ạ

  7. Avatar
    nguyenthuong1992ns@gmail.com says:

    Mỗi lần con sốt là lo lắng k yên, lúc nào trong nhà cũng phải trữ sẵn khăn hạ sốt dr.papie vs Paracetamol hạ sốt phòng đêm con sốt, mà cứ cốt cao là mình cho đi khám luôn rồi cho yên tâm

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  8. Avatar
    Maidungquynh says:

    Bài chia sẻ hay quá, đọc xong mình mới hiểu rõ hơn về bệnh sốt phát ban , nguyên nhân và cách phòng bệnh và sốt có rất nhiều nguyên nhân , và mình mỗi lần con sốt mình theo dõi và thấy con ko giảm sốt là cho con đi khám ngay.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook