Tiêm sởi có sốt không? Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm và cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ, do đó việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ là vô cùng cần thiết. Vậy tiêm sởi cho trẻ khi nào? Nên tiêm loại vắc xin sởi nào cho trẻ? Trẻ sau tiêm sởi có sốt không? Chăm sóc trẻ như thế nào? Mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tại sao phải tiêm phòng sởi cho trẻ

Trước khi giải đáp thắc mắc “tiêm phòng sởi có sốt không”, bài viết này sẽ giải thích cho các bậc cha mẹ lý do tại sao phải tiêm phòng sởi cho trẻ.

Sởi là một trong những bệnh nghiêm trọng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong ở trẻ.

Tiêm sởi có sốt không

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ CDC, năm 2018 có hơn 140.000 người tử vong do bệnh sởi trên toàn thế giới.

Con số tử vong tiếp tục tăng lên 207.500 người vào năm 2019. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Số lượng người tử vong do sởi đã tăng 50% kể từ năm 2016 tới nay, đây là một con số đáng báo động toàn cầu.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất bị nhiễm sởi, với các biến chứng tiềm ẩn bao gồm viêm phổi và viêm não (phù não), cũng như khuyết tật suốt đời do tổn thương não vĩnh viễn, mù hoặc mất thính giác.

Vậy tại sao sởi lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ?

Như đã biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Polinosa morbillarum, hình cầu, thuộc họ Paramyxoviridae, lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc qua niêm mạc mắt.

Trên thực tế virus sởi có thể tồn tại trong không khí đến 2 giờ. Nó dễ lây lan đến mức nếu một người mắc bệnh thì có đến 90% những người tiếp xúc với người đó cũng sẽ bị nhiễm bệnh nếu không được bảo vệ.

Sau khi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc mắt và nhân lên ở các tế bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận. Qua đợt nhiễm virus máu tiên phát ngắn, virus được được phân tán đến mô bạch huyết xa hơn.

Sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc gây nên những triệu chứng như: sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu Koplick ở niêm mạc miệng.

Nhiễm virus máu xảy ra ở cuối thời kỳ ủ bệnh làm cho virus phân tán sâu rộng hơn nữa vào mô bạch huyết và làm phát ban ngoài da. Mặt khác các virus sởi theo máu tới các cơ quan như não, phổi, gan …và gây ra những tổn thương tại đây.

Virus sởi cũng nhân lên, phá hủy đại thực bào, lympho bào, gây nên suy giảm miễn dịch, nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào và quá mẫn muộn.

Suy giảm miễn dịch ở trẻ em mắc bệnh sởi có vai trò quan trọng trong cơ chế nhiễm lao hoặc các vi khuẩn khác sau sởi (lao sơ nhiễm, viêm phế quản phổi sau sởi,…)

Sự xâm lấn và gây tổn thương của virus sởi, cũng như tình trạng bội nhiễm do suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ.

Việc tiêm phòng sởi cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Tiêm phòng sởi giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra.

2. Tiêm sởi cho trẻ khi nào?

Ở Việt Nam, trẻ được tiêm phòng sởi đơn mũi đầu lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CDC, trẻ từ 6 tháng tuổi trong vùng dịch lưu hành hoặc chuẩn bị tới vùng có dịch nên được tiêm phòng vắc xin sởi mũi 1.

Tuy nhiên đáp ứng miễn dịch thấp và có thể bị trung hoà bởi kháng thể từ mẹ truyền sang.

Do đó, đối với những trẻ tiêm sởi đơn mũi 1 lúc 6 tháng tuổi nên được tiêm nhắc lại mũi 2 lúc 9 tháng tuổi và mũi 3 lúc 18 tháng tuổi.

Đối với vắc xin tích hợp 3 trong 1 (sởi-quai bị-rubella), trẻ sẽ được tiêm mũi 1 khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 lúc trẻ 4 – 6 tuổi.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ sớm để đảm bảo an toàn phòng bệnh cho trẻ.

Tiêm phòng sởi cho bé khi nào

Thông thường các cơ sở y tế sẽ nhắc các mẹ lịch tiêm phòng sởi cho trẻ. Tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý để không bị bỏ lỡ lịch tiêm phòng mẹ nhé.

3. Sự khác nhau giữa vắc xin sởi – quai bị – rubella và vắc xin sởi đơn

Vắc xin sởi – quai bị – rubella, hay còn được gọi với cái tên vắc xin MMR (viết tắt của 3 từ measles, mumps và rubella), là vắc xin sống giảm độc lực, giúp phòng ngừa 3 bệnh ở trẻ là sởi, quai bị và rubella.

MMR được tiêm dịch vụ cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên (mũi 1 khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi) và không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sau khi tiêm đủ 2 liều MMR, 99% trẻ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh sởi và rubella, 88% trẻ được bảo vệ khỏi bệnh quai bị.

MMR là một vắc xin có độ an toàn cao, hầu hết các phản ứng sau tiêm đều nhẹ và không kéo dài, như trẻ bị sưng đau vùng tiêm (2 – 3 ngày), sốt và quấy khóc.

Trong khi đó vắc xin sởi đơn được sử dụng hiện nay có tên MVVAC, là vắc xin sống giảm độc lực của Nhật Bản, được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2009, giúp phòng ngừa bệnh sởi.

Vắc xin sởi đơn được tiêm mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

  Vắc xin sởi đơn Vắc xin sởi – quai bị – rubella
Tên vắc xin MMR MVVAC
 

Bệnh phòng ngừa

 

Sởi

Sởi

Quai bị

Rubella

 

Đối tượng tiêm

Thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng

(cho tất cả trẻ < 5 tuổi)

Không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng

(tiêm dịch vụ cho tất cả trẻ  ≥ 12 tháng tuổi theo nhu cầu của phụ huynh)

 

Lịch tiêm phòng

Mũi 1: Trẻ 9 tháng tuổi

Mũi 2: Trẻ 18 tháng tuổi

Mũi 1: Trẻ 12 – 15 tháng tuổi

Mũi 2: Trẻ 4 – 6 tuổi

4. Tiêm sởi có sốt không? Nên làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng?

Theo mẹ trẻ sau tiêm sởi có sốt không? Hoàn toàn có thể mẹ nhé

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ sau khi tiêm phòng sởi. Phần lớn trẻ tiêm phòng bị sốt nhẹ khoảng 38oC và kéo dài 1 – 2 ngày.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt sau tiêm sởi?

Khi trẻ bị sốt, mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khăn thảo dược hạ sốt Dr.Papie
Khăn chườm thảo dược hạ sốt Dr.Papie

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ). Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp lau chườm hạ sốt để bé dễ chịu và hạ sốt nhanh hơn.

Xem thêm:

5 cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc 

Những điều mẹ cần biết khi trẻ tiêm phòng bị sốt

Một số dạng thuốc hạ sốt trên thị trường mẹ có thể tham khảo

Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)

Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp trẻ khó uống, hay nôn trớ.

Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.

Trên thị trường hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 300mg thích hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Dạng gói bột, cốm hoà tan

Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.

Hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 250mg tương đối phù hợp với bé. Mẹ nhớ tính liều theo cân nặng của bé nhà mình. Ví dụ bé nặng 10kg, mẹ có thể cho bé uống 1 gói bột có hàm lượng paracetamol 150mg.

Dạng hỗn dịch

Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều.

Với dạng hỗn dịch mẹ nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.

Dạng viên nén

Dạng viên nén thích hợp cho những trẻ lớn. Hiện nay có hàm lượng 325 mg trên thị trường là mẹ có thể sử dụng.

Mẹ nên tránh dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ, vì đây là loại thuốc tương đối nhiều tác dụng không mong muốn.

Chế độ chăm sóc trẻ sau tiêm phòng sởi

Mẹ nhớ bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra mẹ cũng cần theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có hướng xử lý thích hợp. Thông thường, trẻ sẽ hết sốt sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Trường hợp trẻ sốt quá cao (trên 39oC) và kéo dài, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Mẹ lưu ý lịch tiêm chủng sởi cho bé, mẹ có thể chọn tiêm vắc xin sởi đơn MVVAC hoặc vắc xin sởi 3 trong 1 MMR, vắc xin sởi nên được tiêm sớm cho bé để tránh những biến chứng nguy hiểm do sởi gây ra đối với bé mẹ nhé.

Bài viết đã giải đáp được phần nào câu hỏi “Tiêm sởi có sốt không?” cho các mẹ chưa? Việc tiêm vắc xin sởi hoàn toàn có thể gây sốt cho bé. Tuy nhiên mẹ chỉ cần để ý theo dõi nhiệt độ của bé sau tiêm và chăm sóc bé đúng cách là bé có thể hoàn toàn khỏe mạnh sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin sởi. 

Nếu mẹ còn thắc mắc về vấn đề này, hãy đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0915 610 435 để được đội ngũ dược sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết.

47 thoughts on “Tiêm sởi có sốt không? Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ

  1. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Mình cũng tiêm đủ hai mũi sởi cho các con, có sốt một chút nhưng dùng khăn lau hạ sốt Dr papie lau người cho con nhiều lần trong ngày thays mất nhanh lắm

  2. Avatar
    Hảidung says:

    Nhiều khi em thấy con sốt cũng rất coi thường chủ quan lắm. Giờ đọc xong mới thấy nó rất nghiêm trọng không thể coi thường lơ là. Sai 1 ly đi 1 dặm sẻ khổ cho con rất nhiều.

  3. Avatar
    nguyenthuong1992ns@gmail.com says:

    Tiêm sởi là rất cần thiết luôn, trước cu đầu nhà mình tiêm về cũng sốt 38.5 độ, mình lần đầu làm mẹ đã cho con dùng thuốc hạ sốt ngay rồi, giờ cu thứ 2 mình có kinh nghiệm rồi và đc các mẹ mách dùng khăn lau hạ sốt dr.papie để sử dụng nữa, nên rất an tâm mỗi khi con tiêm về sốt

  4. Avatar
    Trịnh trịnh says:

    Bé nhà mình hôm trước cũng mới đi tiêm sợi về may không bị sốt vẫn ăn ngoan chơi ngoan. Dạo này thời tiết giao mùa nên mấy bệnh truyền nhiễm hay lây lan lắm. Phòng vẫn hơn

  5. Avatar
    Trang anh says:

    Sởi rất nguy hiểm cho trẻ. Mk cũng có đọc vài bài báo nói về sự nguy hiểm của bệnh này. Hôm cho con đi tiêm sởi về bé cũng bị sốt. Mk đang muốn mua khăn hạ sốt của drpapie như trên thì mua hiệu thuốc có k ạ?

  6. Avatar
    ngọc huệ says:

    khăn hạ sốt dr.papie là sản phẩm rất tốt, chỉ việc màn ra rồi chườm cho bé nhanh hạ sốt và an toàn, sản phẩm được các mẹ bỉm sữa tin dùng

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Mom lưu ý để sớm nhận ra đúng nguyên nhân và hướng chăm sóc phù hợp cho bé.
      Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  7. Avatar
    An vương says:

    Bài viết hữu ích lắm ạ,bé nhà mình cũng mới đi tiêm phòng sởi về cũng bị sốt nhẹ ạ,mình dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm cho con nên con hạ sốt nhanh lắm

  8. Avatar
    Hoang xuan says:

    Giờ con sốt cũng không còn lo nhiều như trước có thuốc hạ sốt khăn lau chườm con hạ sốt nhanh lại an toàn cho con.như khăn hạ sốt drpapie an toàn tốt cho trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook