Trẻ 8 tháng bị sốt: 5 nguyên nhân và cách hạ sốt nhanh tại nhà

Trẻ 8 tháng bị sốt thường khiến mẹ lo lắng và băn khoăn không biết nguyên nhân cơn sốt là do đâu và cách chăm sóc cho con như thế nào để bé hạ sốt an toàn và hiệu quả. Sau đây chuyên gia Dr.Papie sẽ chỉ ra các nguyên nhân phổ biến và cách hạ sốt cho con nhanh chóng, an toàn tại nhà, mẹ tham khảo ngay nhé!

Trẻ 8 tháng bị sốt

1.1. Trẻ 8 tháng bị sốt do mọc răng

Trẻ sơ sinh thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bắt đầu mọc răng sớm hơn, khi được 3 tháng tuổi. Thông thường trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới và hai răng cửa hàm trên trước, sau đó là hai răng cửa bên trên và hai răng cửa hàm dưới, cuối cùng là răng hàm mặt và răng nanh.

Một số dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ sốt do mọc răng là trẻ thường sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C, kèm theo một số biểu hiện khác như chảy nước miếng, thích cắn các vật cứng, quấy khóc, chán ăn… Cơn sốt thường xuất hiện trước khi mọc răng một ngày và các triệu chứng của cơn sốt thường tự thuyên giảm sau 1-2 ngày, khi răng của con đã nhú lên khỏi lợi.

1.2. Sốt sau tiêm phòng vaccine

Sốt nhẹ là một trong những phản ứng bình thường của trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng các loại vacxin phổ biến như thủy đậu, sởi, rubella… Bản chất của vacxin là các loại virus, vi khuẩn đã bị làm yếu hay bất hoạt. Do đó, sau khi tiêm vacxin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt và phản ứng với vacxin giống như cách xử lý virus thực sự xâm nhập vào cơ thể, gây ra các phản ứng như sốt nhẹ.

Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ sốt do tiêm phòng là sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu, sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc và biếng ăn… Các biểu hiện sốt thường xuất hiện ngay sau khi bé được tiêm phòng vài tiếng và cơn sốt sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày kể từ lúc trẻ được tiêm phòng.

1.3. Trẻ 8 tháng tuổi có thể sốt do nhiễm siêu vi

Sốt siêu vi là bệnh cấp tính thường xuyên gặp ở trẻ em do nhiễm phải các loại virus hay siêu vi trùng gây nên. Biểu hiện phổ biến nhất của sốt siêu vi là sốt cao, nhiệt độ đo được từ 38 – 39 độ C, có trường hợp có thể lên tới 40 – 41 độ C. Ngoài ra, sốt siêu vi thường kèm theo các triệu chứng như đau đầu, viêm đường hô hấp, nôn, phát ban, đau nhức mình mẩy, rối loạn tiêu hóa…

Một số bệnh do nhiễm virus thường gặp ở trẻ nhỏ như cúm, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, bại liệt và gần đây nhất là COVID 19…Sốt do nhiễm siêu vi ở trẻ em có thể tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên một số trường hợp nặng cần kết hợp sử dụng thuốc để trẻ nhanh khỏi bệnh và hồi phục.

1.4. Trẻ sốt nhiễm khuẩn

Sốt nhiễm khuẩn ở trẻ em là do các bệnh nhiễm khuẩn gây nên, có thể do vi khuẩn, vi nấm hay kí sinh trùng. Triệu chứng thường gặp ở sốt nhiễm khuẩn là sốt cao, có thể sốt đến 40 – 41 độ C, ớn lạnh toàn thân, thở nhanh, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, môi khô, mắt trũng, có thể co giật…Ngoài ra, tùy từng loại sốt nhiễm khuẩn khác nhau sẽ có các triệu chứng đặc trưng riêng.

Một số bệnh nhiễm khuẩn gây sốt nhiều nhất ở trẻ nhỏ là viêm đường hô hấp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường ruột…Sốt nhiễm khuẩn cũng có thể tự khỏi sau 2 tuần, tuy nhiên những trường hợp nặng cần kết hợp sử dụng thuốc.

Trẻ 8 tháng sốt nhiễm khuẩn
Trẻ sốt nhiễm khuẩn

1.5. Một số nguyên nhân khác

Một số các nguyên nhân khác có thể khiến thân nhiệt của trẻ tăng lên như:

  • Ủ ấm quá mức: Thân nhiệt của trẻ em thường chưa ổn định và dễ dàng thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy, mẹ ủ ấm quá mức dễ khiến nhiệt độ xung quanh con tăng cao, làm thân nhiệt con tăng theo gây sốt. Mẹ chỉ nên cho con mặc quần áo mỏng nhẹ thấm hút mồ hôi, cho con chơi ở nơi kín gió và thoáng mát.
  • Trẻ vận động nhiều: Thông thường, nhiệt độ cơ thể tăng lên khi trẻ vận động như chạy, nhảy, chơi đùa…Vì vậy khi trẻ vận động quá mức, thân nhiệt của trẻ cũng tăng cao gây sốt. Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu trẻ không có bất cứ triệu chứng khác thường nào, mẹ chỉ cần cho trẻ ngồi yên nghỉ ngơi, thân nhiệt của trẻ sẽ từ từ hạ xuống.
  • Thời tiết nắng nóng: Nhiệt độ môi trường cao khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao nhanh chóng gây sốt. Ngoài ra, môi trường nắng nóng cũng tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh và gây ra phản ứng sốt. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi trong chỗ thoáng mát, sử dụng quạt hay máy lạnh, tránh vận động nhiều và cho con uống nhiều nước.

2. Trẻ 8 tháng bị sốt, mẹ nên chăm sóc thế nào?

2.1. Mẹo hạ sốt nhanh, đơn giản cho trẻ tại nhà

2.1.1. Hạ sốt cho bé bằng khăn ấm

Hạ sốt cho bé bằng khăn ấm là phương pháp hạ sốt dựa trên cơ chế truyền nhiệt trực tiếp. Khi mẹ lau người cho bé bằng khăn ấm, nhiệt độ cơ thể  bé cao hơn sẽ truyền nhiệt sang nơi có nhiệt độ thấp hơn là khăn lau. Từ đó giúp tản nhiệt và hạ sốt cho bé. Ngoài ra, khăn ấm còn giúp làm giãn nở lỗ chân lông và các mạch máu ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình thoát nhiệt, giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Lau người bằng khăn ấm cho trẻ cũng rất dễ dàng: 

  • Bước 1: Mẹ cho bé nằm tại nơi thoáng mát, kín gió, nới lỏng quần áo trên người con.
  • Bước 2: Nhúng 5 chiếc khăn đã chuẩn bị vào nước ấm rồi vắt cho ráo nước, với 4 chiếc khăn mẹ có thể đắp tại những vùng có mạch máu lớn như hai bên nách, bẹn. Chiếc còn lại mẹ dùng để lau toàn thân cho bé, kết hợp vừa lau vừa đắp sẽ giúp hạ sốt cho bé hiệu quả hơn so với việc mẹ chỉ lau hay chỉ đắp một vùng cho bé.
  • Bước 3: Khi khăn nguội, mẹ nhúng khăn trở lại chậu nước ấm rồi thực hiện các bước phía trên để lau người cho trẻ cho đến khi bé hạ nhiệt độ. 
  • Bước 4: Sau khi trẻ hạ sốt, mẹ ngưng chườm và lau khô cho trẻ bằng khăn sạch, mặc quần áo sạch, mới cho trẻ.

2.1.2. Hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt thảo dược

Phương pháp hạ sốt tại nhà nhanh, an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là phương pháp sử dụng khăn hạ sốt thảo dược. Khăn hạ sốt thảo dược là loại khăn đặc biệt được tẩm sẵn các dịch chiết dược liệu thiên nhiên, kết hợp hai phương pháp hạ sốt là truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước, đem lại hiệu quả hạ sốt gấp nhiều lần các biện pháp thông thường.

Cách sử dụng khăn hạ sốt thảo dược tiện lợi và nhanh gọn hơn nhiều so với phương pháp hạ sốt bằng khăn ấm:

  • Bước 1: Mẹ mở túi zip lấy ra hai chiếc khăn đã được tẩm sẵn các dịch chiết dược liệu.
  • Bước 2: Dùng một khăn đắp lên trán giúp bé dễ chịu hơn.
  • Bước 3: Dùng chiếc khăn còn lại lau toàn bộ cơ thể bé, nhất là những vị trí có mạch máu lớn như hai bên nách, hai bên bẹn, hai bên cổ hay gan bàn tay, gan bàn chân…
  • Bước 4: Mẹ có thể lau năm phút, nghỉ hai phút, lau liên tục như vậy cho đến khi bé hạ nhiệt độ và cảm thấy dễ chịu hơn.
Khăn lau hạ sốt
Khăn hạ sốt Dr.Papie 3mo+

Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie là sản phẩm nghiên cứu độc quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm STARMED. Sản phẩm được Bộ Y tế công nhận là trang thiết bị y tế loại A và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie được tẩm các loại dịch chiết dược liệu như dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh dầu tía tô, tinh dầu bạc hà, tinh chất chanh….Đây là các dược liệu dân gian đã được chứng minh là an toàn và có tác dụng tốt trong việc hạ sốt cho trẻ. 

2.1.3. Cho trẻ uống nhiều nước 

Khi thân nhiệt bé tăng cao, cơ thể bé cần tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ xuống thông qua việc đổ mồ hôi, thở nhanh và bốc hơi nước qua da… Điều này khiến cơ thể trẻ mất đi một lượng nước lớn và do đó, trẻ cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất.

Mẹ nên bổ sung cho bé từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày nhưng nên chia thành nhiều lần uống, mỗi lần khoảng 250 – 300 ml, tránh cho con uống dồn dập gây sốc. Mẹ cũng có thể cho con uống thêm các loại nước trái cây mà con yêu thích, chẳng hạn như các loại nước sinh tố, nước ép cam, nước ép táo hoặc nước ép cà rốt… Đây là những loại nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất, sẽ giúp bé nạp lại năng lượng nhanh chóng và chống lại cơn sốt.

2.1.4. Dùng thuốc hạ sốt

Các phương pháp trên chỉ nên áp dụng nếu bé sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, các mẹ nên kết hợp các cách trên với thuốc hạ sốt để nhanh chóng hạ sốt cho bé, tránh những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ trên 38.5 độ C
  • Thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay dành cho trẻ em là Paracetamol và Ibuprofen. Paracetamol là thuốc hạ sốt được ưu tiên sử dụng do hiệu quả hạ sốt tốt và ít tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng Paracetamol không có tác dụng, mẹ có thể cho con dùng Ibuprofen.
  • Liều dùng của Paracetamol là 10 – 15 mg/kg, cách 4 – 6 giờ và không dùng quá 75 mg/kg/ngày. Đối với Ibuprofen là 5 – 10 mg/kg, cách nhau 6 – 8 giờ, không dùng quá 40 mg/kg/ngày.
  • Mẹ nên chọn các loại thuốc dạng siro, gói bột hay viên đặt trực tràng để bé dễ sử dụng và hấp thu.
  • Tuyệt đối không cho con sử dụng Aspirin vì có tác dụng phụ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
  • Mẹ không được tự ý kết hợp các loại thuốc hạ sốt với nhau hay kết hợp thuốc hạ sốt với các loại thuốc khác khi sử dụng cho trẻ mà không có sự tư vấn của chuyên gia. Chỉ được kết hợp các loại thuốc theo đơn của bác sĩ hay khi có sự tư vấn từ dược sĩ, người có chuyên môn y tế.

2.2. Trẻ 8 tháng bị sốt nên và không nên ăn gì?

Thức ăn của trẻ khi bị sốt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho bé để  chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Trẻ bị sốt nên ăn các loại thực phẩm sau để nhanh chóng hạ sốt và khỏi bệnh: 

  • Thức ăn lỏng: Khi bị sốt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi nên chỉ phù hợp ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt để hỗ trợ tiêu hóa. Các loại thức ăn lỏng dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe như mì, cháo, súp,… Mẹ có thể thêm thịt gà, thịt bò…vào những món ăn này để đẩy nhanh quá trình hồi phục của con.
  • Thực phẩm giàu protein: Khi ốm, cơ thể trẻ suy yếu và thiếu năng lượng, do đó mẹ nên bổ sung protein cho con để thúc đẩy quá trình hồi phục của trẻ. Các loại thực phẩm giàu protein như các loại thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt bò…) và các loại cá. Đặc biệt, cá chứa nhiều omega 3 rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
  • Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau  như cải xoăn, rau muống, rau dền, súp lơ, cải bó xôi,… cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất xơ. Chế biến các loại rau này dưới dạng luộc hoặc nấu canh, cả hai đều rất có ích trong việc hạ nhiệt độ cơ thể và giúp bé nhanh khỏi bệnh.
  • Ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều protein, vitamin, canxi và các khoáng chất khác có khả năng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng. sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa, giúp bé hấp thu các dưỡng chất có lợi giúp con hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
  • Uống nước dừa: Uống nước dừa khi bị sốt giúp cung cấp một lượng lớn chất điện giải và glucose. Hàm lượng kali cao trong nước dừa giúp bé nhanh chóng lấy lại năng lượng để vận động và hồi phục. Nước dừa cũng rất giàu chất chống oxy hóa và chống viêm, rất có lợi cho những trẻ đang bị sốt.

Bên cạnh những thực phẩm có ích cho việc hạ sốt của con, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm sau để bé nhanh chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe:

  • Uống mật ong: Mật ong tuy là thực phẩm bổ dưỡng và có ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mật ong lại có tính nhiệt, do đó sử dụng mật ong nhiều có thể khiến thân nhiệt trẻ tăng lên, khiến cho cơn sốt của trẻ ngày càng tăng cao khó hạ.
  • Uống nước lạnh: Trẻ uống nước lạnh dễ dẫn đến viêm họng, nhất là khi bị sốt sức đề kháng của trẻ giảm đi tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, nước lạnh làm co mạch, giảm tuần hoàn máu, từ đó làm chậm lại quá trình thoát nhiệt tự nhiên của trẻ, khiến cho bé sốt kéo dài lâu hạ hơn.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp: Đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều dầu mỡ, không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, nhất là khi bị bệnh. Ngoài ra, các loại đồ ăn đóng hộp thường có chứa chất bảo quản, không tốt cho trẻ nhỏ bị bệnh.

2.3. Trẻ sốt có tắm được không?

Nhiều mẹ luôn có quan niệm con sốt cần tránh gió, tránh nước vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Tuy nhiên trên thực tế, khi bị sốt cơ thể trẻ ra rất nhiều mồ hôi. Mẹ kiêng nước không tắm cho con sẽ khiến con rất ngứa ngáy, khó chịu, dễ mắc các bệnh ngoài da như viêm da, mẩn đỏ…

Ngược lại, việc tắm cho con cũng là một biện pháp giúp con hạ nhiệt độ khi sốt. Tắm cũng giúp con thoải mái, dễ chịu, giúp ích cho quá trình thoát nhiệt hạ sốt của trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị sốt, mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm tại nơi thoáng mát và kín gió.

Một số trường hợp đặc biệt mẹ không nên tắm cho bé khi bị sốt là khi mới tiêm phòng cho bé, khi trẻ bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy, khi trẻ đang cơn rét run hoặc khi cơ thể có vết lở loét, khi vừa cho bé ăn no xong…

Trẻ sốt có được tắm không
Trẻ 8 tháng bị sốt có được tắm không?

3. Trẻ 8 tháng bị sốt khi nào cần đưa đi khám?

Sốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như mẹ không kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Trẻ có những tình trạng này mẹ nên đưa ngay con đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh:

  • Trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên kéo dài một ngày không giảm, hoặc đã uống thuốc hạ sốt mà không thấy thuyên giảm.
  • Trẻ có những triệu chứng bất thường như tay chân lạnh buốt, co giật, các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chán ăn, bỏ bú, nôn vọt, ngoài ra còn có các triệu chứng về cảm cúm, ho, sổ mũi, phát ban…
  • Triệu chứng bất thường về tinh thần của trẻ như ngủ nhiều hơn bình thường, ngủ li bì khó đánh thức, trẻ mất đi sự linh hoạt và tỉnh táo thường ngày.

Mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi thấy con có các biểu hiện như trẻ sốt xuất hiện co giật, mẹ nghi ngờ con sốt virus bị mất nước, sốt kèm theo phát ban, con thở nhanh, sâu, thở khó, nôn quá nhiều, trẻ sốt virus có bệnh mãn tính và đang điều trị thuốc kéo dài…

Đặc biệt mẹ cần lưu ý trường hợp bé sốt tái đi tái lại trong năm ngày, bé kêu đau đầu liên tục, đau dữ dội kèm theo căng cứng cổ…Đây rất có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm màng não cực kì nguy hiểm ở trẻ nhỏ, do đó mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân thường gặp và cách xử lý khi trẻ 8 tháng bị sốt mà Dr.Papie cung cấp cho các mẹ. Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé! 

44 thoughts on “Trẻ 8 tháng bị sốt: 5 nguyên nhân và cách hạ sốt nhanh tại nhà

  1. Avatar
    ngọc huệ says:

    từ khi dùng khăn hạ sốt dr.papie nhà mình yên tâm hẳn và giảm thời gian luôn ạ, k cần mất quá nhiều thời gian và giúp bé nhanh hạ sốt, sản phẩm vừa tốt vừa tiện lợi nha

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  2. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Mik rất thích đọc những bài viết như này,học hỏi đc nhiều kinh nghiệm hay chăm con tốt hơn.rất mong dược sĩ sẽ chia sẻ thêm nhiều bài như này cho những mẹ bỉm chúng en,cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook