Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị sốt về đêm?

Sốt về đêm là một trong những biểu hiện hay gặp ở trẻ nhỏ. Liệu rằng sốt về đêm có gây nguy hiểm gì cho trẻ không? Nguyên nhân nhân nào khiến trẻ bị sốt về đêm? Mẹ cần phải làm gì khi bé nhà mình sốt đêm? Cùng tham khảo mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt về đêm

1.1. Sơ lược về cơ chế gây sốt và chất kiểm soát sốt nội sinh

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây sốt về đêm ở trẻ nhỏ, cùng tìm hiểu một chút về đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em mẹ nhé.

Như đã biết, cơ thể trẻ có thân nhiệt hằng định là nhờ cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.

Quá trình sinh nhiệt chủ yếu do chuyển hóa thức ăn, hoạt động của trẻ gây ra. Còn quá trình thải nhiệt chủ yếu do bức xạ, đối lưu, truyền nhiệt do tiếp xúc.

Để cân bằng giữa 2 quá trình này cần có trung tâm điều nhiệt nằm trong não (vùng dưới đồi) điều khiển.

Bất kì nguyên nhân gây sốt nào như nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh lý ác tính,… tác động đến cơ thể gọi là các chất gây sốt ngoại sinh.

Chính chúng đã gây ra hiện tượng thay đổi nhiệt độ hằng định tại trung tâm điều nhiệt và từ đó gây ra sốt ở trẻ nhỏ.

Tiếp theo mời mẹ tìm hiểu thêm về một chất trong cơ thể con người có tác dụng chống lại quá trình nhiễm trùng, tăng thân nhiệt bất thường của cơ thể.

Đó chính là Cortisol, một hormon được sản xuất và bài tiết ra của vùng vỏ thượng thận.

Cortisol trẻ bị sốt về đêm

Cortisol được biết đến như một chất chống viêm nội sinh, cụ thể nó có các tác dụng chính như sau:

Cortisol làm vững bền màng lysosome

Bình thường các enzym phân giải protein được dự trữ trong lysosome và chúng được giải phóng khi tế bào bị tổn thương do viêm.

Hậu quả của việc giải phóng các enzym khỏi lysosome là làm nặng thêm quá trình viêm.

Cortisol làm vững bền màng lysosome, do đó lysosome khó phồng căng và khó bị vỡ.

Một khi lysosome khó vỡ thì những sản phẩm trên (enzym tiêu protein) cũng sẽ không được bài tiết.

Cortisol làm giảm tính thấm thành mao mạch

Có thể coi đây như là tác dụng thứ phát sau tác dụng làm bền màng lysosome của cortisol.

Nhờ việc giảm tiết enzym phân giải protein, cortisol đã gián tiếp giảm tính thấm thành mao mạch, ngăn mất huyết tương vào mô.

Cortisol làm suy giảm hệ thống miễn  dịch, làm giảm sản xuất tế bào lympho

Cortisol làm giảm sản xuất tế bào lympho, nhất là tế bào lympho T.

Đổi lại, giảm số lượng của các tế bào T và kháng thể trong vùng bị viêm lại làm giảm các phản ứng mô và sẽ không gây viêm.

Cortisol làm giảm sốt

Tác dụng giảm sốt của cortisol chủ yếu là do giảm giải phóng interleukin 1 của tế bào bạch cầu. Đây là một trong những kích thích chính hệ thống kiểm soát nhiệt độ vùng dưới đồi.

Nhiệt độ giảm lần lượt làm giảm mức độ giãn mạch.

Vậy nồng độ Cortisol trong máu thay đổi như thế nào trong ngày?

Mức độ bài tiết của cortisol cao vào buổi sáng sớm nhưng lại thấp vào cuối buổi

tối và đạt đỉnh vào khoảng 8 giờ sáng.

Mức độ bài tiết này tăng khoảng 20mg/dl một giờ trước buổi sáng, thấp khoảng 5mg/dl lúc nửa đêm.

Việc thay đổi nhịp bài tiết cortisol theo chu kỳ 24 giờ là do sự điều phối của vùng dưới đồi đối với vỏ thượng thận thông qua hormon ACTH.

Khi một người thay đổi thói quen ngủ hàng ngày thì chu kỳ này cũng thay đổi theo.

1.2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt về đêm?

Sốt về đêm là tình trạng tăng thân nhiệt bất thường của trẻ nhỏ về đêm.

Nó phản ánh việc các tác nhân gây sốt ngoại sinh kích thích kích thích tế bào miễn dịch sản sinh ra chất gây sốt nội sinh và làm khởi phát cơn sốt về đêm ở trẻ.

Trẻ bị sốt đêm

Một số tác nhân gây sốt ngoại sinh có thể kể đến:

Nhiễm trùng

Do các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, vi khuẩn lao…

Do virus như sốt xuất huyết, cúm, sởi, thủy đậu… hoặc Rickettsia (nguyên nhân gây ra bệnh sốt mò).

Do ký sinh trùng đặc biệt là ký sinh trùng sốt rét.

Đặc điểm chung của nhóm này là sốt ở trẻ thường diễn ra cấp tính.

Các bệnh lý khác

Do các bệnh lý ác tính, các bệnh về máu gây ra, có thể kể đến một số bệnh như bạch cầu cấp, u hạch…

Do các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ,…

Do các bệnh bẩm sinh, nội tiết, di truyền: thiểu sản tuyến mồ hôi…

Các yếu tố không phải bệnh lý

Sốt sau tiêm phòng vacxin (phản ứng thường gặp ở trẻ), đó là phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng miễn dịch do vacxin gây ra. Thông thường phản ứng này là lành tính, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

Sốt do căn nguyên dị ứng.

Hoặc trẻ sốt do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc.

Vậy mẹ có biết tại sao trẻ bị sốt về đêm không?

Sở dĩ trẻ hay sốt về đêm là do ban đêm nồng độ cortisol trong máu tương đối thấp. Khi đó hệ miễn dịch có thể tự do hoạt động mà ít chịu sự kiểm soát của cortisol.

Phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân lạ diễn ra mãnh liệt, làm giải phóng một lượng lớn các nhất gây sốt nội sinh như IL-1, TNFα (tumor necrosis factor α ), IFN, IL 6.

Các chất gây sốt nội sinh này tác động lên trung khu điều nhiệt ở vùng dưới đồi, làm thay đổi điểm đặt nhiệt (tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt) và gây ra cơn sốt ở trẻ.

2. Trẻ bị sốt về chiều và đêm có nguy hiểm không?

Như đã biết, sốt về đêm là phản ứng của cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Đây cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ khi nồng độ cortisol trong máu xuống thấp.

Tuy nhiên bên cạnh lợi ích của sốt giúp tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây hại cho cơ thể thì sốt cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như phản ứng quá mức, mất nước, rối loạn điện giải, gây co giật…

Ngoài ra khi sốt về đêm, thân nhiệt trẻ thường tăng cao hơn ban ngày.

Chính vì vậy mẹ phải hết sức cẩn thận, theo dõi trẻ để có những xử trí kịp thời, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

3. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?

Khi trẻ bị sốt về đêm, việc hạ sốt cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Vậy hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ:

Khi trẻ bị sốt, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách, bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ). Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp lau chườm hạ sốt để trẻ hạ sốt nhanh và dễ chịu hơn.

Bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ. Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khi trẻ sốt cao và xuất hiện nhiều cơn co giật kéo dài, mẹ phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Xem thêm:

Những điều cần biết về khăn hạ sốt Dr.Papie

Khăn hạ sốt Dr.Papie có tốt không?

4. Con sốt đêm, khi nào cần đưa đến bệnh viện?

Việc đưa trẻ đi bệnh viện là cần thiết đối với những trẻ bị sốt về đêm không rõ nguyên nhân.

Vậy tại sao trong trường hợp này lại cần phải đưa trẻ đến bệnh viện?

Sốt về đêm có thể là dấu hiệu triệu chứng sớm của một bệnh nào đó mà trẻ mắc phải.

Vì vậy phát hiện sớm và điều trị sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho trẻ, hạn chế được nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Đối với trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây sốt, mẹ cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi sát tình hình sức khỏe của trẻ, để kịp thời phát hiện những biến chứng xấu có thể xảy ra đối với trẻ.

Khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị:

  • Trẻ không uống được hoặc bỏ bú (điều này làm trẻ có nguy cơ mất dịch, nặng hơn có thể dẫn đến sốc).
  • Trẻ chân tay lạnh, mạch nhanh khó bắt, tiểu ít (đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước của trẻ rất báo động đang đe dọa sốc).
  •  Trẻ khó thở.
  •  Nôn trớ nhiều, tiêu chảy (biểu hiện của nguy cơ mất dịch)
  • Co giật (trẻ bị co giật kéo dài có nguy cơ thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ).
  • Trẻ li bì, ngủ nhiều một cách khác thường.
  •  Nổi ban, mụn, phỏng, xuất huyết nhiều.
  •  Đau đầu hoặc quấy khóc, kích thích.

5. Hướng dẫn phòng tránh trẻ bị sốt về đêm

Để hạn chế trẻ mắc phải các bệnh truyền nhiễm cũng như hạn chế tình trạng trẻ sốt về đêm, mẹ cần tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu.

Đối với những trẻ đã ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn nhất là bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ.

Tiêm vacxin đầy đủ theo khuyến cáo của bộ y tế, giúp trẻ hình thành miễn dịch đối với nhiều bệnh nguy hiểm.

Giữ ấm cho trẻ là quan trọng trong mùa lạnh đặc biệt là giao mùa. Do sức đề kháng và sự thích nghi của trẻ chưa tốt chính điều đó là yếu tố dẫn đến trẻ rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Ngoài ra các cha mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức căn bản về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, xử trí khi trẻ bị sốt.

Chính điều đó đã góp phần vào việc phòng tránh những bệnh thường gặp cho trẻ, hạn chế được những biến chứng do sốt gây ra.

Sốt về đêm không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ bị sốt về đêm cũng tương đối đa dạng.

Mặc dù sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể trẻ, nhưng nếu không xử trí và chăm sóc đúng cách lại vô tình gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do đó mẹ cũng cần có một cái nhìn thận trọng cũng như cách xử trí thông minh khi trẻ bị sốt về đêm.

66 thoughts on “Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị sốt về đêm?

  1. Avatar
    Vũ Thị Hương says:

    Sốt về đêm rất nguy hiểm nên lúc nào mình cũng trữ sẵn khăn hạ sốt drpapie trong tủ phòng đêm hôm con sốt vì khăn vừa tiện lợi, vừa hiệu quả lại an toàn.

  2. Avatar
    Mai nga says:

    Sốt về đêm thì mẹ cần theo dõi nhiệt độ thân nhiệt của con thường xuyên, nếu sốt cao hẳn trên 38.5 độ thì hãy chon con uống thuốc, con k cao lắm thì mình dùng khăn lau hạ sốt dr papie cho con, an toàn mà hiệu quả các m ạ.

  3. Avatar
    Nguyễn thị bích says:

    Con mình thường hay sốt về đêm. Lo lắm. Mình luôn trữ khăn hạ sốt dr.papie trong nhà. Không may hôm nào con bị sốt còn có cái dùng luôn chứ đêm hôm chạy đi đâu mà mua thuốc

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Khi con bị sốt bạn có thể vệ sinh tắm cho con, nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn thân nhiệt của con khoảng 2 độ, lưu ý là không được tắm quá lâu để cơ thể của con không bị mất nước và lau khô người cho con, mặc quần áo thông thoáng. Tuyệt đối không cho con đi ra ngoài gió ngay sau khi vừa tắm xong. Nếu không tắm cho con, bạn nên lấy khăn ấm lau cơ thể cho con ở những khu vực như nách, lưng, cổ. Bởi lẽ cách này sẽ giúp con hạ sốt nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên lau khô mồ hôi cho con và không được cho con ở những nơi quá nóng. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Khăn hạ sốt Dr.papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

  4. Avatar
    Nguyen Ha says:

    Con mình trước đây lúc 3 tháng tuổi cũng hay sốt về đêm lắm còn đổ mồ hôi trộm nữa. Nhưng may quá có bạn giới thiệu cho khăn hạ sốt dr.papie dùng thấy con hạ sốt nhanh mà k cần dùng nhiều thuốc. Tiện và an toàn cho con nữa.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Khăn hạ sốt Dr.papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

  5. Avatar
    Ha Nguyen says:

    Con nhà mình hay sốt về đêm lo lắm. Nhìn con sốt li bì sốt hết ruột nhưng cũng may là đợt vừa rồi biết đến sản phầm dr.papie dùng thích hạ sốt nhanh mà con k phải uống nhiều thuốc nữa.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom. Khăn lau hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn các thành phần thảo dược tự nhiên lành tính, không tác dụng phụ, an toàn, sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với bé sơ sinh mom lựa chọn hộp Khăn lau hạ sốt Dr.Papie 0+ mom nhé!

  6. Avatar
    Lệ says:

    Từ khi có con đêm nào cũng phải dậy xờ con mấy lần, đắp chăn cho các bạn ý. Còn trong nhà mình thì luôn có sẵn khăn hạ sốt Dr Papie và thuốc đề phòng khi cần dùng

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  7. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Thời tiết mùa này là trẻ con hay sốt về đêm lắm.nhưng nhà có con nhỏ là lúc nào e cũng trữ sẵn miếng dán và thuốc trong nhà,e thấy khăn hạ sốt trong bài viết nói tới có hạ sốt nhanh hơn miếng dán kg ạ và trẻ da nhạy cảm thì có dùng đc kg

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  8. Avatar
    Hải dung says:

    Bé nhà mình cứ mỗi lần bị sốt là đêm 2 vợ chồng thay phiên nhau ngồi canh không giám ngủ ấy. Bây giờ mình biết hơn đã mua thuốc hạ sốt và khăn lau hạ sốt DrPapie trữ sẵn cũng đỡ lo hơn

  9. Avatar
    Băng Ngọc says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hữu hiệu quá ạ.đối trẻ nhỏ thì bé cũng hay bị sốt nên nhà mình luôn luôn trữ sẵn khăn thảo dược Dr papie trong tủ phòng khi bé bị sốt có dùng ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook