Sốt là triệu chứng hay gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu đúng về sốt có vai trò rất quan trọng trong điều trị và đánh giá tình trạng bệnh. Vì vậy mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về sốt, đặc biệt là kiến thức về trẻ sơ sinh bị sốt.
1. Khi nào thì trẻ sơ sinh được coi là bị sốt?
Sốt được hiểu là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể nhằm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Vậy khi nào trẻ sơ sinh được coi là bị sốt?
Đó là khi nhiệt độ đo vùng hậu môn trẻ lớn hơn 38 độ C hoặc nhiệt độ vùng nách, vùng trán trên 37,5 độ C
Ngoài ra trẻ còn có thế có biểu hiện khác như:
- Trẻ có thể cáu kỉnh và quấy khóc hơn bình thường
- Ngủ không ngon giấc
- Ăn uống kém
- Không chịu chơi
- Co giật hoặc động kinh
- Ít hoạt động hoặc thậm chí hôn mê
Tham khảo tại: webmed.com
2. Các bệnh lý gây sốt ở trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay bị sốt. Vậy mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là gì không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt có thể kể đến như:
Nhiễm Virus: đây là nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở trẻ sơ sinh. Có khoảng từ 40-60 % là do sốt siêu vi và có khoảng 10 – 15% biến chứng nặng gây nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm vi khuẩn: có thể kể đến một số bệnh lý nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, viêm amidan)
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét là nguyên nhân thường gặp đặc biệt ở vùng có dịch lưu hành.
Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn:
- Do bệnh lý miễn dịch
- Do thuốc
- Do bệnh lý ác tính
3. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?
Bên cạnh lợi ích của sốt là tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây hại cho cơ thể thì sốt cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: phản ứng quá mức, mất nước, rối loạn điện giải, gây co giật…
Do đó, để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị sốt, điều đầu tiên mẹ nên làm là:
- Khi trẻ bị sốt, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng, nhẹ nhàng, nằm nơi thoáng mát.
- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi
Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt.
Trong trường hợp trẻ sốt do tiêm vaccine, nếu trẻ sốt nhẹ (< 38.5 độ C), mẹ có thể dùng khăn ấm hoặc khăn thảo dược Dr.Papie lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt là những khu vực có mạch máu lớn đi qua như cổ, nách, bẹn, gan bàn chân, gan bàn tay.
Khi trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C), mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Khăn chườm hạ sốt thảo dược Dr.PapieCó thể mẹ quan tâm:
Những điều cần biết về khăn hạ sốt cho bé
Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên
Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ tại nhà bằng các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol liều 10-15mg/kg, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là từ 4 – 6 giờ, tồng liều tối đa không vượt quá 60 mg/kg/ngày và có thể kết hợp lau chườm khăn hạ sốt để trẻ dễ chịu và hạ sốt nhanh hơn khi trẻ sốt cao.
Khi con sốt nhẹ, mẹ chỉ cần áp dụng các biện pháp vật lý như lau chườm hạ sốt, mặc đồ rộng rãi, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
Bên cạnh đó, mẹ chú ý:
- Bổ sung nước, điện giải cho trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm C, giúp tăng cường đề kháng ở trẻ.
- Tuyệt đối mẹ không dùng các loại dầu gió, hoặc cao để hạ sốt cho trẻ. Việc sử dụng dầu gió và cao sẽ khiến da bé bị tổn thương.
- Trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân, phải cho trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây sốt.
Xem thêm:
5 cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc mẹ cần biết
4. Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì nên đi khám?
Theo dõi nhiệt độ trẻ khi trẻ sơ sinh bị sốt có vai trò rất quan trọng trong điều trị, phòng ngừa biến chứng do sốt của trẻ. Vậy khi nào thì đưa trẻ đi bệnh viện để theo dõi và điều trị là câu hỏi rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Trong trường hợp trẻ sốt sau tiêm vacxin. Thông thường đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt trên 38,5 độ C, còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi sốt trên 39.5 độ C mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời.
Trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân, phải cho trẻ đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.
Ngoài ra trẻ có các biểu hiện sau cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Chân tay lạnh mạch nhanh khó bắt.
- Trẻ khó thở.
- Nôn nhiều, tiêu chảy nhiều
- Co giật
- Trẻ li bì hoặc ngủ nhiều một cách bất thường
- Nổi ban hoặc xuất huyết nhiều.
- Đau đầu, quấy khóc…
Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể trẻ, nhưng đôi khi nó có thể dẫn đến hậu quả khôn lường nếu không xử trí đúng cách (co giật, hôn mê, shock..).
Trẻ sơ sinh bị sốt được coi là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, làm mẹ. Để bé luôn khỏe mạnh, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về sốt cũng như cách chăm sóc trẻ bị sốt, chăm con một cách khoa học mẹ nhé.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc con yêu mỗi khi con sốt .
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm cho mình biết cách chăm con moi khi con sốt có biểu hiện gì
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích đến các mẹ bỉm như em,giúp chúng em chăm con tốt hơn
Cảm ơn dược sĩ dr papie đã chia sẻ những kinh nghiệm hay về việc hạ sốt ở trẻ sơ sinh
Thật sự ý nghĩa. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cho các mẹ những thông tin kiến thức về việc hạ sốt cho trẻ nhỏ
Thông tin hữu ích cho các bậc lm cha mẹ khi nuôi dạy con nhỏ. Cảm ơn đã chia sẻ bài viết
Đọc bài viết của dược sĩ mà mình thấy mình chăm sóc con khi con bị sốt chưa đúng cách cho lắm .cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích ạ từ nay mình sẽ không giám dùng thuốc hạ sốt tùy tiện cho con nữa .mà phải tìm ngay khăn lau hạ sốt drpapie về dùng cho con mỗi khi con sốt ạ
Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!
Khi bé sốt mình rất hay sợ.nhiều khi bé sốt mk ko biết nguyên nhân mk phải nhờ đến bác sỹ.nhưng dược sỹ cho e hỏi khi bé sốt mk có tắm được cho bé ko ạ
Thấy nguy hiểm quá, cảm ơn dược sĩ bác sĩ đã chia sẻ bài viết
Đọc bài báo thật ý nghĩa cảm ơn bác si
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin rất cần thiết để các mẹ bỉm bổ sung kiến thức giúp phòng ngừa cho bé ,giúp bé khỏe mạnh hơn
Thật sự mỗi lần bé sốt mình cứ sợ con bị co giật hoặc như thế nào.Giờ đc chuyên gia và các dược sĩ tư vấn như thế này mình cx đỡ lo hẳn.Nói chẳng dấu cũng mới làm mẹ lần đầu nên còn bỡ ngỡ.Mong dược sĩ có thể chia sẻ nhiều bí quyết để các mẹ bỉm cùng học hỏi ạ
Đọc bài báo mới biết lâu nay mẹ toàn làm theo cảm tính cứ thấy con hơi sốt là dùng thuốc rồi. Cảm ơn bài báo đã chia sẽ kinh nghiệm cho mk điều chỉnh cách chăm con
Chào bạn. Bạn theo dõi website thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích từ chuyên gia nhé!
Trẻ sơ sinh đúng là rất dễ bị sốt , cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ để các mom có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé
Cảm ơn những chia sẻ của dược sỹ để mình có thêm kinh nghiệm chăm sóc con lúc sốt
Vì các bạn sơ sinh quá bé nên thực sự các phụ huynh lúng túng ko biết lsao khi con bị sốt . Việc trang bị những kiến thức cần thiết như này thực sự quan trọng
Cảm ơn đã chia sẻ thông tin hữu ích
Đọc xong bài viết thấy mik cũng có kinh nghiệm chăm con luc sốt ý chứ.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết
Khăn thảo dược dr papie thật sự rất an toàn cho trẻ em
Mỗi lần con sốt là đứng ngồi không yên. May từ ngày có gạc Dr.papie dùng yên tâm hẳn
Thông tin hữu ích . cám ơn dược sỹ đã chia sẻ
Mỗi lần con sốt mình lo lắm 2 vợ chồng cứ phải thay nhau canh sợ con sốt cao sẻ bị co giật
Mỗi lần con sốt là mẹ lại lo lắng. Có sản phẩm hạ sốt tiện lợi như vậy thì mình nên dùng thử xem sao
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạk
Con sốt nhẹ mình đã dùng khăn lau hạ sốt để lau người cho con làm giảm thân nhiệt, hạn chế để con sốt cao rất nguy hiểm.
Con bé quá nhiều lúc chả biết phải làm sao. Con khóc quấy lo vô cùng
Mình rất lo lắng mỗi lần còn bị sốt.
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Mỗi lần con bị sốt là mẹ lo lắng rất nhiều. Con lại quấy khóc nữa. Thật sự rất mệt .chỉ mong con luôn khỏe mạnh
Mỗi lần con sốt mẹ lo lắm