Tiêm thủy đậu có sốt không? Nên tiêm vacxin loại nào?

Tiêm phòng thủy đậu là mũi tiêm cơ bản và cần thiết đối với trẻ nhỏ do trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Tuy nhiên nhiều mẹ lo lắng liệu bé tiêm thủy đậu có sốt không? Sau đây, chuyên gia của Dr.Papie sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cần biết về tiêm phòng thủy đậu, mẹ tham khảo nhé!

Tiêm thủy đậu có sốt không
Trẻ tiêm thủy đậu có sốt không?

1. Thủy đậu là gì? Tiêm phòng cho trẻ khi nào?

1.1. Thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster (VZV) gây ra, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu trung bình là 14-16 ngày. Bệnh thủy đậu lây trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng sinh hoạt của người bệnh như quần áo, khăn tắm, ga trải giường …

Ban đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt rạ (có hình tròn, màu đỏ) trong khoảng 12 đến 24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần phát triển thành các mụn nước chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc phân tán khắp cơ thể, trung bình có khoảng từ 100 đến 500 nốt.

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

1.2. Tiêm phòng cho trẻ khi nào?

Cho đến nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu là tiêm vacxin phòng thủy đậu.

Tất cả trẻ em từ 12 tháng tuổi cần được bảo vệ bằng hai liều vắc-xin thủy đậu. Vacxin thủy đậu không được khuyến cáo dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, ngay cả khi đang điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) khuyến cáo đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, nên tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng và mũi thứ hai cách ít nhất 3 tháng hoặc khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Đối với trẻ trên 13 tuổi, tiêm hai mũi và mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4-8 tuần.

2. Trẻ tiêm thủy đậu có sốt không?

Rất nhiều mẹ thắc mắc “Tiêm thủy đậu có sốt không?”. Câu trả lời là “Đa số trẻ sẽ gặp triệu chứng sốt sau tiêm phòng vacxin thủy đậu. Sốt là tác dụng phụ phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ em khi tiêm phòng”.

Bản chất của vacxin là các loại virus, vi khuẩn đã bị làm yếu hoặc bất hoạt. Do đó, sau khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt và đáp ứng với vacxin giống như cách mà nó đối phó với virus thực sự xâm nhập vào cơ thể, gây ra các phản ứng như của cơ thể, điển hình như sốt.

Sốt do tiêm phòng thủy đậu thường là sốt cao và có thể tự hết sau 1 đến 2 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng. Tuy nhiên, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám nếu như thấy con có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài trên 24 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

3. Nên tiêm vacxin thủy đậu loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có ba loại vacxin phòng thủy đậu phổ biến là vacxin Varivax (Mỹ), vacxin Varicella (Hàn Quốc) và vacxin Varilrix (Bỉ). Các loại vacxin khác nhau về dạng bào chế, giá thành cũng như đối tượng sử dụng. Cụ thể như:

 

Loại vacxin

Varivax

Varicella

Varilrix

Dạng dạng đông khô của virus thủy đậu sống, giảm độc lực dạng đông khô của virus thủy đậu sống, giảm độc lực đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của virus thủy đậu
Nước sản xuất Mỹ Hàn Quốc Bỉ
Đối tượng trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Trẻ em 9 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch
Lịch tiêm Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 1 mũi duy nhất liều 0,5 ml.

Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi (chưa mắc thủy đậu lần nào) tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu 
  • Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 4-8 tuần

Phụ nữ đang có dự định mang thai nên hoàn tất lịch tiêm thủy đậu trước khi có thai ít nhất 5 tháng.

Một mũi duy nhất liều 0,5 ml được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Phụ nữ đang có dự định mang thai nên hoàn tất lịch tiêm thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất liều 0,5 ml. 

Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 6 tuần.

Phụ nữ đang có dự định mang thai nên hoàn tất lịch tiêm thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Giá thành 650.000 VNĐ/mũi 545.000 VNĐ/mũi 410.000 VNĐ/mũi

4. Các phản ứng phụ sau tiêm vacxin thủy đậu

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vacxin phòng thủy đậu bao gồm:

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: sưng, đỏ, đau, tụ máu, xuất hiện nốt chai cứng
  • Toàn cơ thể : ngứa, phát ban, sốt cao
  • Phát ban dạng thủy đậu tại vị trí tiêm hoặc toàn thân
  • Một số triệu không phổ biến như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng, viêm hạch, khó chịu, nhức đầu, buồn ngủ, ho, viêm mũi, buồn nôn, nôn, viêm khớp, đau cơ…
  • Triệu chứng hiếm gặp gồm viêm màng kết mạc, đau bụng, tiêu chảy, mày đay.

Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc miệng. Nếu điều này xảy ra, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Các phản ứng phụ sau tiêm vacxin thủy đậu
Các phản ứng phụ sau tiêm vacxin thủy đậu

5. Hướng dẫn mẹ cách chăm trẻ sau tiêm thủy đậu

5.1. Theo dõi vết tiêm

Sưng đỏ tại vị trí tiêm là một trong những phản ứng  thường xảy ra ở trẻ sau khi tiêm phòng, vì vậy mẹ cần theo dõi trẻ để phát hiện kịp thời phản ứng này.

Vài ngày sau khi tiêm, vết sưng và tấy đỏ sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Mẹ không được sờ, ấn vào vết tiêm, đồng thời không được dùng khoai tây, chanh,… để đắp lên vết sưng đỏ, vì như vậy sẽ khiến vết tiêm sưng tấy, đau nhức hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết tiêm.

Nếu vết tiêm ngày càng đỏ, đau và có mủ, mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ đánh giá mức độ nhiễm trùng và có hướng điều trị thích hợp.

5.2. Theo dõi thân nhiệt của trẻ

Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ để xác định mức độ sốt của trẻ. Nhiều mẹ thường bỏ qua bước tưởng chừng như đơn giản này. Khi không kiểm tra nhiệt độ cho bé thường xuyên, bé rất dễ bị các biến chứng như co giật, tím tái do nhiệt độ cao mà không được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho bé. Mẹ có thể đo nhiệt độ cho bé ở những vị trí dễ thực hiện như nách, hậu môn, tai hoặc miệng (riêng với trẻ sơ sinh, mẹ không được đo ở miệng và tai). Thời gian đo thân nhiệt chính xác nhất là giữ yên nhiệt kế ở vị trí đo trong vòng 5 đến 7 phút và đo lại cho bé sau mỗi 30 đến 45 phút.

5.3.  Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Thân nhiệt của trẻ nhỏ có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy khi mặc quần áo quá ấm cho trẻ sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao. Ngoài ra, nhiệt độ xung quanh trẻ quá cao làm hạn chế quá trình hạ nhiệt tự nhiên của trẻ khiến trẻ không thể tự hạ sốt được.

Thay vì cho bé mặc quá nhiều quần áo, mẹ hãy cho con mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, mềm mại, thấm mồ hôi. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ cử động hơn và hạ nhiệt nhanh hơn.

5.4.  Cho trẻ uống nhiều nước 

Khi  nhiệt độ cơ thể trẻ cao, cơ thể trẻ cần tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ thông qua việc đổ mồ hôi, thở gấp và bốc hơi nước qua da… Điều này khiến cơ thể trẻ mất  một lượng nước lớn, vì vậy trẻ cần  uống nhiều nước để bù lại.

Vậy đâu là cách thích hợp để bù nước cho bé?

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên cho con bú nhiều để bổ sung lượng nước đã mất. Mẹ có thể tăng tần suất cho bé bú cũng như thời gian bú mỗi lần để bé được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, từ đó hạn chế những biến chứng xấu phát sinh.
  • Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ nên bổ sung cho bé từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày nhưng nên chia thành nhiều lần, mỗi lần khoảng từ 250 đến 300 ml, tránh uống dồn dập khiến bé bị sốc đột ngột. Ngoài việc uống Oresol để bù nước và điện giải, mẹ có thể cho bé uống thêm các loại nước khác, các loại nước trái cây mà bé thích như nước ép sinh tố cam, táo và cà rốt…Đây là những loại nước ép giàu vitamin và khoáng chất giúp bé lấy lại năng lượng, hạ nhiệt nhanh hơn.

5.5. Hạ sốt bằng khăn ấm

Hạ sốt cho bé bằng khăn ấm là phương pháp hạ sốt dựa trên cơ chế truyền nhiệt trực tiếp. Khi mẹ lau người cho bé bằng khăn ấm, nhiệt độ cơ thể bé cao hơn sẽ truyền nhiệt xuống nơi có nhiệt độ thấp là khăn từ đó giúp tản nhiệt và hạ sốt cho bé.

Ngoài ra, khăn ấm còn giúp làm giãn nở các lỗ chân lông và mạch máu ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình thoát nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.

Hạ sốt bằng khăn ấm là phương pháp hạ sốt an toàn, dễ áp ​​dụng và không tốn kém, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như thời gian chuẩn bị lâu, không tiện mang theo trong chuyến đi, khó điều chỉnh nhiệt độ của khăn và khó khăn trong việc lựa chọn khăn phù hợp.

5.6. Hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt thảo dược 

Khăn hạ sốt thảo dược là sản phẩm thế hệ mới khắc phục được mọi khuyết điểm của phương pháp hạ sốt bằng khăn ấm thông thường. Điểm khác biệt lớn nhất giữa phương pháp hạ sốt bằng khăn lau hạ sốt thảo dược và phương pháp hạ sốt bằng khăn ấm thông thường đó là khăn hạ sốt thảo dược được tẩm sẵn các dịch chiết thảo dược thiên nhiên.

Nhờ kết hợp 2 cơ chế truyền nhiệt trực tiếp và cơ chế bay hơi nước, khăn hạ sốt thảo dược mang lại hiệu quả hạ sốt gấp nhiều lần so với các phương pháp hạ sốt thông thường, giúp thân nhiệt bé được hạ xuống nhanh chóng và an toàn.

Khăn lau hạ sốt Dr.Papie
Hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt thảo dược 

Khăn hạ sốt Dr.Papie là loại khăn được tẩm sẵn các dịch chiết dược liệu có tác dụng hạ sốt tốt như: bạc hà, tía tô, cỏ nhọ nồi, chanh,… Đây là trang thiết bị y tế loại A, đã đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Khăn được sản xuất từ chất liệu 100% cotton nhập khẩu từ Mỹ với công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng và an toàn cho làn da của trẻ nhỏ.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về khăn hạ sốt Dr.Papie tại đây:

Review khăn hạ sốt Dr.Papie

5.7. Sử dụng thuốc hạ sốt

Thông thường, sốt sau tiêm phòng thường dễ hạ bằng các phương pháp trên và không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ có thể kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn tránh những biến chứng do sốt cao kéo dài đem lại. Cụ thể:

  • Thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay dành cho trẻ em gồm paracetamol và ibuprofen.  Paracetamol được ưu tiên lựa chọn là thuốc hạ sốt được sử dụng nhiều nhất do công dụng hạ sốt tốt và ít tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ.
  • Liều dùng của Paracetamol cho trẻ em là 10 – 15 mg/kg, cách 4 – 6 giờ và không quá 75 mg/kg/ngày. Đối với Ibuprofen là 5 – 10 mg/kg, cách nhau 6 – 8 giờ và không quá 40 mg/kg/ngày.
  • Mẹ nên chọn thuốc có dạng siro, gói bột hay viên đặt trực tràng giúp con dễ sử dụng và hấp thu thuốc tốt nhất.
  • Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em vì có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
  • Các mẹ không nên tự ý kết hợp các loại thuốc hạ sốt hoặc sử dụng hỗn hợp thuốc hạ sốt với các loại thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến ​​của bác sĩ hoặc nhận sự tư vấn của  dược sĩ, người có chuyên môn y tế…

6. Giải đáp một số thắc mắc khi tiêm thủy đậu cho bé

6.1. Vacxin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không?

Hiện nay, trên thị trường có ba loại vacxin phòng thủy đậu phổ biến. Cả ba đều có liều tiêm đơn (1 mũi 0,5 ml) đối với trẻ em dưới 13 tuổi, trong đó chỉ có vacxin Varicella là có liều tiêm đơn một mũi duy nhất 0,5 ml dành cho người lớn và trẻ em trên 13 tuổi.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều tình trạng trẻ bị thủy đậu dù đã tiêm chủng một mũi vacxin phòng thủy đậu. Trong một số nghiên cứu về thủy đậu của công ty Glaxosmithkline cũng đã khuyến cáo nên chích ngừa 2 mũi đối với vacxin phòng thủy đậu. Do đó, mẹ nên cho con tiêm nhắc lại vacxin thủy đậu để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

  • Với vacxin Varivax, có thể tiêm thêm mũi nhắc lại sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 3 tháng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi. 
  • Với vacxin Varicella có thể tiêm thêm mũi nhắc lại khi trẻ 4-6 tuổi hoặc cách mũi 1 ít nhất 1 tháng đối với người lớn và trẻ em trên 13 tuổi. 
  • Với vacxin Varilrix, mũi nhắc lại được tiêm sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 6 tuần đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi.

6.2. Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?

Khác với hai loại vacxin thủy đậu của Hàn Quốc và Bỉ, vacxin Varivax của Mỹ có chỉ định tiêm hai mũi đối với người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, một mũi đơn với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi.

Lịch tiêm cụ thể của vacxin thủy đậu Varivax như sau:

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 1 mũi duy nhất liều 0,5 ml. Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi (chưa mắc thủy đậu lần nào) tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu 
  • Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 4-8 tuần

6.3. Cần lưu ý gì trước khi tiêm thủy đậu?

Trước khi tiêm thủy đậu cho trẻ mẹ cần lưu ý

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về thủy đậu và vacxin thủy đậu, nắm rõ những đối tượng nên tiêm và những đối tượng không nên tiêm thủy đậu.
  • Kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe của con để xác định con có nằm trong nhóm đối tượng khuyến cáo không được tiêm vacxin thủy đậu hay không. Nếu con thuộc nhóm không được khuyến khích tiêm chủng, hãy hỏi  bác sĩ về lịch tiêm chủng hoặc các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng cho bé.

6.4. Lưu ý sau khi tiêm vacxin thủy đậu

Người lớn và trẻ em tiêm vacxin thủy đậu cần ngồi lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, nếu không có gì bất thường thì người tiêm nên nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi 1 ngày, giữ vệ sinh nơi tiêm sạch sẽ, theo dõi tình trạng cơ thể.

Sau 6 tuần tiêm chủng, hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ cao bị lây bệnh như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, suy giảm hệ thống miễn dịch, chưa bao giờ bị thủy đậu…

Nếu con có các triệu chứng như co giật, tím tái, sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng, mẹ nên đưa ngay con đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về tiêm phòng thủy đậu cũng như đáp án cho câu hỏi ‘Tiêm thủy đậu có sốt không?” mà Dr.Papie cung cấp cho các mẹ. Mẹ tham khảo và áp dụng để tiêm phòng cho con một cách an toàn và hiệu quả nhé! 

39 thoughts on “Tiêm thủy đậu có sốt không? Nên tiêm vacxin loại nào?

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Dạo gần đây mik cũng hay thấy các mẹ hay hỏi về cách trị bệnh thủy đậu,nhưng cũng kg biết về bệnh này lắm.nay đọc đc bài viết hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách tiêm chủng,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

    • Avatar
      Maidungquynh says:

      Bé nhà mình đã tiêm mũi thủy đậu, trộm vía đi tiêm về chỉ hơi nóng chút và người bé cũng mệt chứ ko quấy , vết tiêm cũng hơi xưng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook