Sốt co giật ở trẻ em: 4 bước xử trí và cách phòng tránh

Sốt co giật ở trẻ em là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột, cứng người, tay chân giật liên hồi và thường tự hết sau khoảng 1 – 2 phút. Đây là cơn co giật lành tính, xảy ra ở trẻ 6 tháng – 5 tuổi (đặc biệt hay gặp ở trẻ 12 – 18 tháng tuổi).Tuy nhiên, nó khiến mẹ hoảng loạn, lo lắng, bối rối và không biết phải xử trí thế nào, từ đó có những hành động không thỏa đáng, thậm chí còn gây hại cho trẻ. Do đó, mẹ hãy cùng chuyên gia Dr Papie trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để biết cách xử trí và phòng tránh sốt co giật ở trẻ an toàn, hợp lý và khoa học nhé.

Sốt co giật ở trẻ em
Sốt co giật ở trẻ em

1. Dấu hiệu cảnh báo sốt co giật ở trẻ em

Trước hết, mẹ cần nhận biết cơn sốt co giật ở trẻ qua các dấu hiệu sau:

  • Khi trẻ bị sốt 38,5 độ trở lên, nguy cơ xảy ra tình trạng co giật là có. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần như 100% trẻ sẽ bị co giật. 
  • Khi co giật, trẻ tăng trương lực cơ, cứng người, mất cảm giác ở chân, tay, miệng và thường tự hết trong khoảng 15 phút (thường là sau 1 – 2 phút).
  • Trẻ có thể kèm theo các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã.
  • Sau cơn co giật, trẻ có thể lờ đờ, chậm chạp hoặc ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ.
  • Ngoài cơn, trẻ hoàn toàn bình thường.

Có 2 loại co giật do sốt là: loại đơn giản và phức tạp. Co giật loại đơn giản thì phổ biến hơn. Lượng trẻ sốt co giật loại đơn giản cao gấp đôi so với loại phức tạp.

Sốt co giật loại đơn giản

Sốt co giật loại phức tạp

Đặc điểm Cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, tăng trương lực và co cứng cơ Co giật khu trú, cục bộ
Thời gian kéo dài Dưới 15 phút Trên 15 phút
Số cơn co giật Chỉ có 1 cơn giật trong vòng 24 giờ Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ

2. Sốt co giật ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Hầu hết các cơn co giật được xem là lành tính và không gây nguy hiểm, trừ khi bị chấn thương trong lúc co giật. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ tử vong có co giật do sốt loại đơn giản, không khác tỷ lệ tử vong của các trẻ cùng nhóm tuổi và không bị co giật kèm sốt. Bên cạnh đó, trẻ cũng khó có thể “nuốt lưỡi”, cắn lưỡi trong cơn co giật. Do thông thường cơn co giật làm tăng trương lực và co cứng cơ, nên trẻ không thể đưa lưỡi ra bên ngoài.

Nếu các cơn co giật kéo dài, sau co giật cơ thể có biểu hiện yếu, liệt hoặc cùng lúc nhiều cơn co giật trong một đợt sốt, tiền sử gia đình có người bị động kinh,….mẹ cần đưa trẻ thăm khám xác định có liên quan đến động kinh hay không. 

Tỷ lệ mắc di chứng động kinh sau sốt cao co giật là rất thấp (khoảng 2 – 5%) nên mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nguy cơ tái phát cơn co giật ở những trẻ này trong 2 năm kế tiếp có thể lên đến 70% từ khi có cơn co giật đầu tiên.

Tuy nhiên, co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm não, viêm màng não,…. Do đó, khi trẻ có hiện tượng sốt co giật, mẹ cần đưa bé đi khám ngay để phát hiện kịp thời.

Sốt co giật có nguy hiểm không
Sốt co giật ảnh hưởng thế nào đến trẻ

3. Tại sao trẻ em thường bị sốt co giật?

Trẻ nhỏ thường xảy ra tình trạng co giật sau sốt cao do não bộ ở trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy, thân nhiệt trẻ quá cao hoặc tốc độ thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ kích thích não bộ gây tình trạng co giật. Trong độ tuổi phát triển của trẻ (từ 2 tháng đến 6 tuổi), có thể coi là lành tính nếu trẻ bị sốt cao co giật 1 đến 2 lần.

Sốt co giật không phải hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sốt  co giật ở trẻ.

  • Tuổi mắc bệnh nhiều nhất 12 – 18 tháng. 
  • Nhiệt độ gây co giật hay gặp > 39 độ C, co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của trẻ, thường gặp ở trẻ tăng thân nhiệt nhanh.
  • Các viêm nhiễm gây sốt bao gồm viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên, lỵ, thương hàn và sốt phát ban
  • Yếu tố gia đình: yếu tố do gen như: FE1B, FE2B, FE3B
  • Tiêm chủng: tiêm phòng phối hợp sởi, quai bị, rubella; bạch hầu, ho gà, uốn ván,….
  • Yếu tố khác: mẹ hút >10 điếu thuốc lá/ ngày trong thời kỳ mang thai thì sinh con có nguy cơ cao bị co giật do sốt; nồng độ Ferritin huyết thanh thấp, thiếu sắt; suy dinh dưỡng bào thai.

4. Hướng dẫn 4 bước xử trí sốt co giật ở trẻ em

Dù có lo lắng đến đâu thì điều quan trọng nhất là mẹ phải bình tĩnh, không nên sợ hãi. Mẹ có thể sơ cứu cho trẻ theo các bước sau.

Bước 1: Làm thông đường thở

Các cơn co giật không nguy hiểm đến tính mạng. Di chứng cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy lên não, do đó, điều đầu tiên mẹ cần làm là thông đường thở cho trẻ. Theo hướng dẫn của Điều dưỡng Vũ Thị Thảo – Khoa Nhi Bệnh viện Quân Đội Trung ương 108, mẹ cần: 

  • Đặt trẻ nằm xuống tại nơi rộng rãi, thông thoáng, giúp trẻ có nhiều không khí để thở. Tránh túm tụm, tập trung xung quanh trẻ gây ngột ngạt, bí bách.
  • Tư thế an toàn: Để trẻ chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên tránh trẻ giật sẽ nôn, thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở.
  •  Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
  •  Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
  •  Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kìm cơn co giật.

Bước 2: Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc đặt hậu môn 

Nếu trẻ sốt, nên dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước không tốn thời gian tìm thuốc. 

Mẹ có thể cho trẻ dùng Paracetamol liều lượng 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu còn sốt. Đối với trẻ 6 tháng đến 1 tuổi dùng liều lượng 1 viên 80mg; trẻ từ 1-5 tuổi dùng 1 viên hàm lượng 150mg. Trước khi đặt thuốc, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ, sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh gây nhiễm khuẩn cho trẻ trong quá trình đặt thuốc. Một tay banh nhẹ 2 bên mông của trẻ để lộ ra vùng hậu môn, một tay còn lại nhẹ nhàng đẩy viên thuốc hạ sốt vào trong hậu môn của trẻ, đẩy phần có đầu nhọn của viên thuốc vào trước. Sau đó khép giữ 2 nếp mông của trẻ lại trong khoảng 2-3 phút để thuốc không bị ra ngoài.

Nên dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn cho trẻ lí do như đã đề cập ở bước 1, không nên cho bất cứ cái gì vào miệng trẻ, tránh tình trạng tắc đường thở. Bên cạnh đó, khi đặt vào hậu môn, thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và thẩm thấu vào hệ mạch máu vùng hậu môn rồi đi thẳng vào hệ tuần hoàn, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.

Bước 3: Làm mát cơ thể giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

Ngoài sử dụng thuốc, mẹ có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn bằng cách làm mát cơ thể bằng khăn ấm, khăn hạ sốt, ..lau khoảng 15 – 30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt.

Với cách sử dụng khăn ấm, mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm (kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được). Mẹ dùng khăn nhúng vào chậu nước, sau đó vắt cho ráo nước và tiến hành lau toàn thân cho trẻ. Lau chủ yếu ở vùng có các mạch máu lớn như nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ngoài ra, mẹ có thể đặt khăn lên hõm nách, bẹn và trán của trẻ. Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước và lặp lại các hành động trên cho đến khi thấy trẻ mát hơn.

Tuy nhiên, để xử trí nhanh khi trẻ sốt cao co giật mẹ nên sử dụng Khăn hạ sốt Dr.Papie. Sản phẩm này được đánh giá cao trong trường hợp trẻ sốt co giật vì có ưu điểm nổi trội sau:

  • Hạ sốt hiệu quả: Khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn thảo dược, kết hợp 2 cơ chế vật lý (truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước) giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.
  • Tiện dụng: Sơ cứu trẻ sốt cao co giật không những cần đúng hướng dẫn mà còn cần xử trí nhanh trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, khăn hạ sốt Dr.Papie rất hữu dụng trong trường hợp này. Sản phẩm được đóng túi zip tiện lợi, tẩm sẵn thảo dược hạ sốt nên mẹ chỉ cần lấy ra và lau chườm cho bé luôn.

Xem thêm:

Review khăn hạ sốt Dr.Papie

Khăn lau hạ sốt Dr.Papie
Khăn lau hạ sốt Dr. Papie tiện lợi cho mẹ, hiệu quả, an toàn cho bé

Bước 4: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xử trí kịp thời.

Ngay sau khi sơ cứu xong, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và 

5. Một số quan niệm sai lầm trong xử trí sốt co giật ở trẻ em

Khi thấy trẻ bị co giật, mẹ thường hoảng loạn, lúng túng, đưa ra các quyết định sai lầm gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, các mẹ cần lưu ý:

  • Không lấy đũa hoặc cho ngón tay vào miệng trẻ do trẻ đã nghiến chặt hai hàm răng rồi nên không thể cắn vào lưỡi được. Bên cạnh đó, trẻ có thể cắn đứt ngón tay của người cố tình nhét ngón tay vào.
  • Không cho trẻ dùng thuốc đường uống vì dễ gây tắc đường thở
  • Không vắt chanh hay sả vào miệng trẻ đang co giật. Hành động này không làm giảm co giật mà ngược lại còn có thể khiến trẻ bị sặc, gây nghẹt thở
  • Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ, không tìm cách giữ chặt trẻ vì có thể gây tổn thương các cơ quan của trẻ.

6. Phòng sốt co giật ở trẻ em như thế nào?

Sốt co giật ở trẻ em rất dễ tái phát. Tuy nhiên, mẹ xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt thì có thể giảm nguy cơ co giật xảy ra ở trẻ. Dưới đây là một số cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt:

  • Đi khám để biết nguyên nhân và cách phòng tránh các cơn co giật ngay khi trẻ bị sốt
  • Khi trẻ bị sốt, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc các chất điện giải để bù nước cho trẻ
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoáng, không ủ ấm 
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nhiệt kế thường xuyên 
  • Khi thân nhiệt của trẻ trên 38.5 độ C; mẹ cần kết hợp lau chườm giúp làm mát cơ thể trẻ
  • Khi trẻ bị co giật do sốt cao thì cha mẹ phải hết sức bình tĩnh để xử trí đúng cách và sau khi hết cơn co giật phải đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị sớm.

Trên đây, mẹ đã cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu cách xử trí khi gặp tình trạng sốt co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng co giật ngay từ khi trẻ bị sốt. Nếu mẹ còn băn khoăn gì, hãy đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0915 610 435 để được chuyên gia tư vấn mẹ nhé! 

26 thoughts on “Sốt co giật ở trẻ em: 4 bước xử trí và cách phòng tránh

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Nếu mẹ còn thắc mắc gì cần chuyên gia Dr.Papie giải đáp, vui lòng đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ hotline tư vấn miễn phí 0911 225 336.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ.

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Sốt co giật ở trẻ thường hay làm cho ba mẹ lo lắng lắm luôn ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cách xử trí sốt co giật cho những mẹ có con nhỏ,thật sự bài viết rất bổ ích

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    Tuyết lạnh says:

    Híp nhà mình mỗi lần sốt, mình luôn mặc quần áo thoáng cho con . rồi chuẩn bị chậu nước ấm vắt ít nước cốt chanh rồi lau người cho con . lúc là con đỡ sốt luôn

  3. Avatar
    Thương Ly says:

    Có lần nhà mình con cũng sốt bị co giật may bố vẫn bình tĩnh xử trí được cho con. Đọc bài viết mình càng tự tin để chăm con hơn rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook