Nguyên nhân và cách điều trị sốt nhiễm khuẩn

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu do đó, bé dễ gặp tình trạng sốt nhiễm khuẩn. Vậy sốt nhiễm khuẩn là gì? Điều trị và chăm sóc trẻ sốt nhiễm khuẩn như thế nào là  tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp đầy đủ những băn khoăn đó.

1. Sốt nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân gây sốt nhiễm khuẩn

Sốt là phản ứng khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong đó, sốt nhiễm khuẩn là tình trạng sốt do các nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nhiễm khuẩn ở trẻ. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Nhiễm khuẩn rốn: là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn tới trẻ bị uốn ván rốn- bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng rốn bao gồm: vị trí rốn sưng, đỏ, vẫn còn ướt sau khi rụng, thậm chí chảy dịch có mùi hôi. Bé thường sốt cao, quấy khóc, thở nhanh( nhịp thở trên 60 lần/ phút).

Viêm đường hô hấp trên: Trẻ sốt nhẹ (khoảng 38- 38,5 độ C), ho, đau họng, bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, ngạt mũi…

Viêm phổi, viêm phế quản: Tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ bệnh mà trẻ có các triệu chứng điển hình như: Sốt cao, thở nhanh, thở khò khè, ho nhiều, khó thở, thậm chí có rút lõm lồng ngực, quấy khóc hoặc li bì, bỏ ăn, bỏ bú…

Sốt nhiễm khuẩn

Viêm màng não: Các triệu chứng khi bé bị mắc viêm não, màng não thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý gây sốt thông thường như sốt,quấy khóc, ăn tí kém, rối loạn tiêu hóa, nôn, ho, chảy nước mũi… Tuy nhiên, mẹ cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Co giật: Trẻ có thể bị co giật do sốt cao nhưng cũng có thể là một trong những dấu hiệu của viêm màng não
  • Rối loạn ý thức: Ban đầu trẻ dễ bị kích động, quấy khóc nhưng sau đó lì bì, khó đánh thức
  • Trẻ đau đầu nhiều, nôn, liệt mặt, giảm vận động tay chân hoặc nửa người.

Xem thêm:

Sốt co giật do đâu, mách mẹ cách chăm sóc trẻ đúng cách

Cẩm nang những điều cần biết về sốt vi rút ở trẻ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov

2. Phân biệt sốt nhiễm khuẩn và sốt virus

Sốt nhiễm khuẩn và sốt virus có những triệu chứng ban đầu tương đối giống nhau nên dễ khiến nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, đây lại là 2 dạng sốt hoàn toàn khác nhau và cách điều trị 2 dạng sốt này cũng không giống nhau.

Để phân biệt giữa sốt nhiễm khuẩn và sốt virus, mẹ tham khảo bảng dưới đây nhé

Phân biệt Sốt nhiễm khuẩn Sốt virus
Yếu tố dịch tễ – Xuất hiện quanh năm
– Bắt gặp ở nhiều lứa tuổi
Xuất hiện theo mùa do thay đổi thời tiết, dễ bùng thành các đợt dịch như dịch sốt xuất huyết, cúm A…
Triệu chứng Không có triệu chứng điển hình mà phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây ra bệnh Có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi, họng sưng đỏ, có thể có rối loạn tiêu hóa
Chẩn đoán Thường được chẩn đoán theo tên vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như do vi khuẩn não mô cầu gây ra sẽ được gọi là viêm não mô cầu. Được chẩn đoán theo tên bệnh. Ví dụ như sốt xuất huyết, thủy đậu, cúm
Điều trị  Mỗi loại vi khuẩn khác nhau sẽ có phác đồ điều trị riêng. Do đó, việc điều trị bệnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán từ bác sĩ Tình trạng bệnh không quá nguy hiểm nên mẹ có thể chăm sóc con tại nhà. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý để tình trạng bệnh thuyên giảm và bé nhanh hồi phục nhé

3. Sốt nhiễm khuẩn có lây không?

“Sốt nhiễm khuẩn có lây không?” là lo lắng của rất nhiều cha mẹ, nhất là khi hệ miễn dịch của con còn chưa được hoàn thiện. Theo các bác sỹ, sốt nhiễm khuẩn có thể lây từ người qua các con đường:

  • Qua tiếp xúc trực tiếp: Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh từ người mang vi khuẩn qua các tiếp xúc trực tiếp như nắm tay, ôm, hôn.
  • Tiếp xúc với dịch tiết: Khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ tạo ra các giọt bắn có chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ hít phải các giọt bắn này sẽ có nguy cơ bị sốt nhiễm khuẩn.
  • Tiếp xúc với bề mặt: Các bề mặt bị đã nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ người bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi, mặt bàn…thường là tác nhân gây sốt nhiễm khuẩn ở trẻ. Vì trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên miệng, mắt, mũi. Qua đó, trẻ sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ bị sốt nhiễm khuẩn

Ngoài việc lây từ người bệnh, trẻ cũng có nguy cơ bị sốt nhiễm khuẩn do các nguyên nhân khác như:

  • Qua đường ăn uống

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn cho bé như thực phẩm chưa được nấu chín, thức ăn để lâu hoặc không bảo quản tốt đều tăng nguy cơ trẻ bị sốt nhiễm khuẩn.

Vì một số vi khuẩn có thể xâm nhập trong thức ăn và gây bệnh khi trẻ ăn phải. Ví dụ như: vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Shigella gây nhiễm khuẩn đường ruột đều là những vi khuẩn có thể lây lan qua đường tiêu hóa.

  • Lây nhiễm từ động vật

Trẻ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn từ chính thú cưng trong gia đình. Vết cắn từ mèo có thể truyền vi khuẩn Bartonella henselae gây sốt, đau nhức, mệt mỏi. Vết cắn từ chó có thể lây lan vi khuẩn tụ cầu.

4. Cách điều trị sốt nhiễm khuẩn ở trẻ

Khi bị sốt nhiễm khuẩn, trẻ thường có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, khó chịu. Vì thế, việc điều trị và chăm sóc đúng cách là yếu tố quan trọng giúp bé nhanh hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ lưu ý những điều sau đây để chăm sóc bé đúng cách nhé:

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C

Trường hợp này ba mẹ chưa nên dùng thuốc hạ sốt cho bé ngay mà nên sử dụng phương pháp hạ sốt vật lý. Mẹ có thể dùng khăn ấm để lau, chườm toàn thân cho bé và các vị trí có mạch máu lớn như hai nách, 2 bên bẹn.

Ngoài ra, có thể sử dụng các thảo dược như bạc hà, tía tô, cỏ nhọ nồi…để hạ sốt cho con.

Tuy nhiên, việc chườm bằng khăn ấm và chườm thảo dược có nhược điểm là khâu chuẩn bị mất thời gian trong khi bé cần hạ sốt ngay.

Vì vậy, sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Trong đó, khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả, an toàn và tiện dụng.

Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie được tẩm sẵn các dược liệu hạ sốt như tía tô, bạc hà, cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, giúp bé hạ sốt nhanh hơn, an toàn và tiện dụng hơn.

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C

Khi bé sốt trên 38.5 độ C, mẹ nên kết hợp 2 phương pháp: hạ sốt bằng thuốc và hạ sốt vật lý. Thuốc hạ sốt thường dùng hiện nay là Paracetamol và Ibuprofen.

Liều lượng và cách sử dụng cần có chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc ít nhất 4-6 giờ và không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ có tiền sử rối loạn đông máu.

Bổ sung nước, điện giải 

Khi sốt, thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể bé bị mất nước. Mẹ nên bổ sung nước cho bé bằng cách tăng số cữ cho bé ti và tăng lượng sữa trong mỗi lần ti. Với trẻ trên 6 tháng và trẻ lớn, mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước hoa quả. Mẹ nên lựa chọn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, bưởi…để giúp con tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, việc bổ sung lượng điện giải đã mất cũng rất quan trọng. Mẹ có thể bổ sung điện giải cho bé bằng oresol với liều lượng và cách pha được hướng dẫn trên bao bì.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục. Khi bị sốt nhiễm khuẩn, bé thường chán ăn, ăn kém. Vì vậy, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa để giúp con ăn tốt hơn và dễ tiêu hóa hơn. Các món ăn được khuyên dùng là các món mềm, lỏng như cháo, sữa, soup. 

Trẻ nên được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Ba mẹ cũng không nên ủ ẩm con quá mức để cơ thể bé hạ sốt tốt hơn.

Mong rằng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như nắm được phương pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt nhiễm khuẩn đúng cách.

89 thoughts on “Nguyên nhân và cách điều trị sốt nhiễm khuẩn

  1. Avatar
    Hồng Nhung says:

    Sau khi đọc xong bài này mk mới biết về sốt nhiễm khuẩn. Và sự nguy hiểm của nó. Đúng là kiến thức chăm sóc con cái thật vô tận. Nếu k để ý. Hoặc k hiểu biết thì hậu quả thật khôn lường. Mong có nhiều bài báo hay ntn ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Khi bé sốt trên 38.5 độ C mới nên dùng thuốc hạ sốt. Đồng thời bạn phối hợp kèm phương pháp lau chườm để tăng hiệu quả giảm sốt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

  2. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Giờ e mới biết thêm có cả sốt nhiễm khuẩn nữa, nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Những bài viết như này thật bổ ích, e sẽ lưu lại để chăm sóc cho con khi không may nếu con bị sốt nhiễm khuẩn.

  3. Avatar
    Nguyễn thị bích says:

    Đọc bài báo này mình mới biết sốt nhiễm khuẩn nguy hiểm như thế nào. Tốt nhất con mới chớm sốt mẹ phải bù nước và hạ thân nhiệt cho con bằng khăn hạ sốt dr.papie. Rồi theo dõi để tránh con bị co giật.
    Bé nhà mình thường hay sốt mình cũng lo lắng lắm

  4. Avatar
    Oanh Mai says:

    Kiến thức là vô hạn, bài viết đã giúp mình hiểu và phân biệt được sốt nhiễm khuẩn với các loại sốt thông thường khác, ngoài ra mình cũng biết đến khăn thảo dược hạ sốt dr papie nữa, mình sẽ mua dùng thử cho con.

  5. Avatar
    Maidungquynh says:

    Qua chia sẻ dr.papie m mới hiểu rõ hơn và phân biệt rõ về 2 loại sốt , nhà m trong nhà lúc nào cũng có sẵn khăn hạ sốt của dr.papie phòng những khi con sốt à có ngay để dùng rồi.

  6. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Giờ mik mới biết sốt nhiễm khuẩn và sốt virut khác nhau như vậy.trươc giờ cứ thấy con sốt là lo lắng đi bsi ngay,nhờ đọc đc bài viết này mà mik có them kiến thức chăm con lúc sốt.

  7. Avatar
    Lệ says:

    Con mình 2 tuổi và bé đang đi lớp. Do sức đề kháng của bé con non yếu nên rất hay bị sốt. Vì thế mình luôn trữ sẵn thuốc và khăn hạ sốt trong nhà sẵn sàng dùng khi cần. Mà khăn hạ sốt của Dr Papie rất hiệu quả và tiện l,ợi mang theo ng cũng rất gọn nhẹ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  8. Avatar
    Hoa phượng says:

    Vậy mà lâu nay mình vẫn đang vòn nhầm lẫn giữa hai bệnh sốt trên.cũng may hnay đc đc bài viết chia sẻ của dược sĩ thì mk đã hiểu rõ hơn.để biết cách chăm sóc con cho đúng. Cảm ơn dược sĩ

  9. Avatar
    Hoang thông says:

    Đọc rồi mới biết sốt có nhiều kiểu và mỗi loại sốt là khác nhau.trc hay lau khăn ấm khi con sốt giờ chỉ cần mua khăn lau hạ sot drpapie và lau hiệu quả mà ko mất thoi gian

  10. Avatar
    Ngọc Huệ says:

    Bé nhà mình đi học ở lớp.Cả ngày với các cô.Do đông học sinh mà thoeif tiết thay đổi cũng k lường trước được điều gì nên nhà mình luôn trữ khăn hạ sốt của dr.papie cho bé.Nếu bé hơi nóng hay như nào thì các cô có thể lấy ra lau cho bé luôn thay vì uống thuốc hạ sốt.Thật sự khăn hạ sốt rất hiệu quả và tiện lợi

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook